Thu Hoạch Ổi Sạch Cùng Bác Nông Dân Xã Tân

Thu Hoạch Ổi Sạch Cùng Bác Nông Dân Xã Tân

Thời tiết hôm nay 11:56 T4: mưa nhẹ

Thời tiết hôm nay 11:56 T4: mưa nhẹ

Giá gỗ keo giảm mạnh, nông dân ngừng thu hoạch

Nguồn tin: Báo Gia Lai, 27/03/2023 Ngày cập nhật: 28/3/2023

Sau khi đạt đỉnh 1,8 triệu đồng/tấn cách đây vài tháng, giá gỗ keo trên địa bàn tỉnh Gia Lai liên tục giảm mạnh xuống mức 1,1-1,2 triệu đồng/tấn. Giá giảm nhưng tiền thuê nhân công thu hoạch và chi phí vận chuyển tăng nên người trồng keo ở huyện Kông Chro đã tạm ngưng thu hoạch để chờ giá lên cao.

Từ năm 2017 đến nay, gia đình anh Đinh Hoạch (làng Blà, xã Đak Song) đầu tư trồng hơn 5,5 ha cây keo lai. Đầu năm 2023, khi gỗ keo có giá 1,8 triệu đồng/tấn, anh thu hoạch 8 sào trồng năm 2017, bán được gần 45 triệu đồng. Khấp khởi niềm vui, gia đình anh tập trung phát quang cây cỏ trong rừng trồng, dọn dẹp đường sá để thu hoạch nốt hơn 1 ha keo lai trồng năm 2018. Nhưng sau đó, giá thu mua gỗ keo liên tục giảm sâu nên việc thu hoạch phải tạm dừng.

Anh Hoạch bộc bạch: “Hợp với thổ nhưỡng ở đây nên cây keo lai sinh trưởng tốt lắm, cứ đúng chu kỳ 5 năm là cho thu hoạch. Hiện nay, tiền thuê nhân công thu hoạch là 220-240 ngàn đồng/tấn, chưa kể chi phí vận chuyển, trong khi giá bán chỉ khoảng 1,1-1,2 triệu đồng/tấn nên nếu thu hoạch sẽ lỗ to. Gia đình mình đang tạm ngưng thu hoạch để chờ giá lên cao trở lại”.

Anh Đinh Hoạch tạm ngưng thu hoạch 1 ha keo lai trồng năm 2018 để chờ giá lên cao hơn. Ảnh: Thiên Di

Tương tự, ông Đinh Mưk (làng Kliếc, xã Đak Song) cũng đang chờ giá gỗ keo lai lên cao trở lại mới thu hoạch. Ông chia sẻ: “Nhà mình có hơn 1 ha keo lai trồng năm 2018. Trước Tết Nguyên đán 2023, giá gỗ keo cao ngất ngưởng, mình định bán luôn cả vườn cho người ta thu hoạch. Nhưng vì vườn của mình ở trên núi cao, đường khó đi, người ta bảo chờ. Mình đang định thu hoạch thì thấy giá liên tục giảm nên đành để lại”.

Ông Trịnh Xuân Trường-Phó Chủ tịch UBND xã Đak Song-thông tin: Toàn xã có hơn 1.000 ha rừng trồng từ năm 2017 đến nay, chủ yếu là keo lai, bạch đàn. Từ đầu năm 2023 đến nay, bà con đã thu hoạch hơn 43 ha, đem lại nguồn thu nhập khá. Hiện tại, giá thu mua gỗ keo giảm khoảng 500-600 ngàn đồng/tấn so với hồi đầu năm nên người dân trên địa bàn xã tạm ngưng việc thu hoạch rừng trồng.

Vận động người dân duy trì trồng rừng

Theo thống kê của Hạt Kiểm lâm huyện Kông Chro, trên địa bàn hiện có hơn 5.000 ha rừng trồng của người dân. Diện tích rừng này được trồng từ năm 2017 đến nay. Những năm qua, việc trồng rừng đã tạo thêm sinh kế, mang lại thu nhập ổn định cho người dân và góp phần phủ xanh đất trống, đồi trọc. Nhiều hộ dân có cuộc sống khấm khá hơn nhờ trồng rừng. Hiện nay, giá thu mua gỗ giảm nhưng người dân vẫn tin tưởng vào việc trồng rừng.

Anh Đinh Hoạch nói: “Trồng cây nào cũng vậy thôi, giá cả sẽ có lúc lên, lúc xuống. Nhưng nếu so với cây lúa thì trồng rừng cho thu nhập cao hơn. Như vừa rồi, sau khi trừ chi phí, nhà mình còn mấy chục triệu đồng gửi ngân hàng. Cây keo chưa thu hoạch thì vẫn tiếp tục chăm sóc, đến thời điểm phù hợp sẽ cắt bán. Mình cũng đang làm đất để chuẩn bị trồng mới 8 sào trên diện tích keo lai vừa thu hoạch”.

Còn ông Đinh Văn Bốp-Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Đak Song-cho hay: “Từ năm 2016 đến nay, tôi cùng mấy anh em trong nhà trồng hơn 10 ha cây keo, bạch đàn ở xã Đak Pling và Đak Song. Chúng tôi hợp tác với công ty lâm nghiệp, UBND xã để trồng. Không riêng chúng tôi, ở xã này có 70% hộ dân hợp tác trồng rừng từ năm 2017. Hai năm nay, với mức giá bán 1,2-1,8 triệu đồng/tấn, người dân có thu nhập khá cao. Nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo. Tuy mức giá bán ở thời điểm này xuống thấp nhưng chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục trồng rừng vì thu nhập mang lại cao hơn so với một số loại cây trồng khác”.

Thu hoạch keo lai ở xã Đak Sông (huyện Kông Chro). Ảnh: Thiên Di

Ông Từ Tấn Lộc-Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Kông Chro-cho biết: Nguyên nhân giá thu mua gỗ keo, bạch đàn giảm là do sự điều tiết của thị trường. Có thể là do đầu năm khi giá cao, các doanh nghiệp mua được nhiều, xuất bán chưa kịp nên giai đoạn này giảm giá mua.

Chúng tôi đang triển khai vận động người dân không vì giá cả lên xuống một giai đoạn mà thôi trồng rừng mới. Bởi trồng rừng đang mang lại hiệu quả cho người dân, nhất là người dân tộc thiểu số trên địa bàn. Trên thực tế, diện tích người dân đăng ký trồng rừng năm nay vẫn không giảm. Đối với những diện tích đã thu hoạch, người dân đang làm đất, chờ thời tiết phù hợp để trồng lại rừng. Công ty cũng đã chuẩn bị nguồn cây giống để cung ứng cho bà con trồng mới.

Nhấn vào đây để xem các tin trước

Dám nghĩ dám làm, cùng với việc chăm chỉ làm ăn, tích lũy vốn đầu tư, mở rộng diện tích canh tác, chỉ sau 10 năm lập nghiệp, nông dân Huỳnh Việt Trung, ở Xã Tân Long, thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng đã có cơ ngơi bề thế và vườn trồng ổi, xoài, chanh rộng hơn 3ha cùng thu nhập mỗi năm hơn 1 tỷ đồng.

Anh Huỳnh Việt Trung đang chăm sóc vườn ổi của gia đình.

Vào năm 2009, trong một lần về xã Tân Long chơi, nhờ có người quen giới thiệu miếng đất khá rẻ và ưng ý nên anh Huỳnh Việt Trung quyết tâm dồn toàn bộ số vốn tích lũy được và vay thêm người thân để mua mảnh ruộng 3,7 ha tại ấp Long Hòa để lập nghiệp.

Lúc mới mua, phần lớn diện tích đất là cây tràm, dừa nước, cỏ lác, cây tạp và hoang hóa vì nhiễm phèn và khá trũng nên rất khó có cây nào chịu nổi. Từ ý tưởng lập trang trại cây trái, nhất là mô hình trồng ổi nên anh Trung bắt tay vào cải tạo vùng đất mới này.

Anh Trung thực hiện theo kiểu lấy ngắn nuôi dài. Ban đầu, anh để một phần diện tích tiếp tục trồng lúa, đồng thời ra công đào mương, lên liếp các diện tích còn lại để rửa phèn trồng một số cây rau màu. Ngay vụ đầu lúa của anh đã trúng, phần lên liếp anh trồng ớt sừng châu Phi cũng vượt sự mong đợi, cho thu nhập tới 45 triệu đồng.

Có vốn, nông dân Huỳnh Việt Trung bắt đầu mua vài trăm nhánh ổi giống Đài Loan để trồng, ban đầu trồng thử 4 công đất lên liếp, với kỹ thuật canh tác học được và nhờ cán bộ kỹ thuật ngành nông nghiệp hướng dẫn thêm, sau 8 tháng những cây ổi ban đầu trong theo hướng sạch đã cho thu hoạch, được người tiêu dùng ưa thích, thu hoạch không đủ tiêu thụ dù giá cao hơn các loại ổi khác vài ngàn đồng/kg.

Anh Huỳnh Việt Trung cho biết: "Khi cải tạo đất để đưa cây màu xuống ruộng, lập vườn cây ăn trái, cuộc sống của tôi có kinh tế mới tốt hơn. Các cậu tôi thấy mình làm cái gì mới lạ, cũng khuyên không nên mạo hiểm. Mà trong lòng tôi nghĩ chỉ có cách đó thôi, đất mình mới có giá trị, chỉ có thay đổi thế độc canh cây lúa, mới có thể tăng thu nhập lên".

Sự cần cù chịu khó đã giúp vợ chồng anh Trung ngày càng phát triển mạnh, diện tích ổi Đài Loan anh trồng cứ tăng dần, đến nay đã được 3 ha chuyên trồng ổi với hơn 4.000 gốc ổi. Kỹ thuật trồng ổi của anh Trung khác với những nhà vườn khác là sau khi thu hoạch trái ổi ở cành nào, anh cắt tỉa cành đó luôn để cây tập trung nuôi trái khác và đâm nhánh mới cho ra trái mới do đó dù có cây ổi đã trồng cả chục năm nay nhưng cành tán cây vẫn thông thoáng và năng suất cho trái vẫn rất cao.

Ngoài ra, để trái ổi ngon, ngọt, giòn và mẫu mã đẹp thì anh Trung không để trái ra đồng loạt mà để ổi ra trái thu hoạch quanh năm. Để giảm công sức chăm sóc, anh Trung đã đầu tư hệ thống tưới phun tự động trị giá trên 170 triệu đồng. Nước tưới được anh bơm vào ao lọc lắng trước khi tưới cho cây và chỉ dùng phân vi sinh bón cho ổi nên sản phẩm thu về đều là ổi sạch.

"Khi thu hoạch, ngày thu thấp nhất là 150 kg, có khi là 200 - 300kg. Cá biệt có thời điểm 500kg. Hồi trước tôi cân bán 9.000 đồng/kg, về sau ổi rẻ còn 1000-2000 đồng/kg, thì vườn nhà tôi cân vẫn còn 7000 đồng/kg. 7-8 tháng nay, tôi bán tại vườn là 8.000 đồng/kg. Nếu gửi bán ở Cần Thơ, thì 10.000 đồng/kg. Nếu lựa trái chuẩn rồi gửi về TPHCM là 15.000 đồng/kg", anh Trung cho biết.

Cũng nhờ tiếng lành đồn xa mà bây giờ sản phẩm của anh Trung không còn phải mất công tiếp thị, giao xa nữa, sản phẩm chất lượng, được người tiêu dùng ưa chuộn. Khi khách hàng ăn thấy ổi ngon sẽ tiếp tục ủng hộ, gọi điện đặt mua. Anh đi giao hoặc gửi tận nơi chứ ít khi thông qua thương lái nên có những thời điểm ổi thị trường rớt giá nhưng vườn ổi của anh Trung vẫn bán được giá 10.000 - 15.000 đồng/kg.

Anh Trung tính toán, trung bình mỗi ngày khoảng 450kg trái, giá dao động 8.000-9.000 đồng/kg, vốn chi phí chừng 10%; Nhẩm tính mỗi tháng gia đình anh có lợi nhuận trên 100 triệu đồng sau khi trừ chi phí.

Ông Nguyễn Thanh Nam, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Tân Long, thị xã Ngã Năm, cho biết, Tân Long là vùng đất trũng, phèn, một số diện tích trồng lúa không mang lại hiệu quả. Vì vậy, trong thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của địa phương, xã cũng chọn một số mô hình chuyển đổi sản xuất để cho phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng; trong đó có mô hình trồng ổi của anh Huỳnh Việt Trung.

"Hiện nay, mỗi ngày anh Trung thu hoạch vài trăm kg, bán với giá 10.000 đồng/kg, cao hơn rất nhiều so với việc trồng lúa. Đầu ra cho trái ổi cũng ổn định. Chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện đề án chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, nhân rộng ra một số nông dân khác, để làm sao từng bước nâng cao thêm thu nhập, nâng cao đời sống của người dân", ông Nam cho hay.

Để nâng cao giá trị sản phẩm ổi sạch, được sự hỗ trợ của ngành chức năng và chính quyền địa phương, mới đây, anh Trung đã đăng ký tem nhãn hiệu, có Logo thương hiệu và anh đang hoàn thành thủ tục chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, xây dựng thương hiệu ổi mang tên Trung Liễu để tạo niềm tin cho người tiêu dùng.

Đây cũng là một trong những sản phẩm trong chương trình OCOP mà tỉnh Sóc Trăng phát động theo chương trình Mỗi xã một sản phẩm, hướng tới thị trường tiêu thụ rộng lớn hơn, cho giá trị cao hơn.

Ngoài phát triển kinh tế gia đình, anh Huỳnh Việt Trung cũng không “giấu nghề” và sẵn sàng giúp đỡ những người dân lân cận khi bán giống ổi và hướng dẫn kỹ thuật cho người dân tại địa phương, theo anh, sản phẩm mình làm tốt, không sợ cạnh tranh, giúp mọi người cùng có thu nhập, cùng vươn lên là việc nên làm…

Nhớ lại vài năm trước đây, cứ đến mùa gặt, mùa cấy, trên các cánh đồng vùng đồng bằng sông Cửu Long, hàng trăm người dân lại đổ ra đồng làm việc. Thế nhưng, hiện nay, tại nhiều xã, cứ đến mùa vụ, cả cánh đồng bát ngát chỉ còn vài chiếc máy cấy, máy gặt đập liên hợp cần mẫn làm việc. Anh Đỗ Văn Được, xã Phú Cường, Tam Nông, Đồng Tháp chỉ vào hai chiếc máy cấy, gieo sạ hiệu Yanmar (Nhật Bản) và cho hay, chỉ trong một vụ, hai “ngựa chiến” này của anh có thể cấy được tới 300ha, tức bằng công sức của cả trăm người trước đây. “Đúng là giấc mơ của chúng tôi đã thành hiện thực!” - anh Được phấn khởi nói.

Theo Phó Tổng giám đốc Agribank Nguyễn Thị Phượng, giấc mơ làm nông nghiệp công nghệ cao đối với người nông dân Việt Nam hoàn toàn trở thành hiện thực khi Agribank cùng với Tập đoàn Yanmar (Nhật Bản) hợp tác triển khai dự án “Yanmar  - Agribank, công nghệ Nhật cho nông dân Việt”. Dự án sẽ mang đến cho nền “Tam nông” Việt Nam hệ thống máy nông nghiệp chất lượng cao, góp phần đẩy nhanh cơ giới hóa nông nghiệp, nâng cao chất lượng nông sản, hiệu quả sản xuất và xây dựng một nền nông nghiệp xanh, sạch, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất. Sự kiện này diễn ra trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân phúc vào đầu tháng 6.2017. Với thỏa thuận hợp tác này, Agribank sẽ là cầu nối quan trọng cho nông dân Việt Nam tiếp cận với công nghệ sản xuất nông nghiệp chất lượng cao, hiện đại và tiên tiến nhất trên thế giới.

Agribank đã và đang chủ động thực hiện đầu tư tín dụng và cung cấp các dịch vụ tiện ích cho các pháp nhân và cá nhân trong và ngoài nước, trong đó có các doanh nghiệp Nhật Bản. Ngoài việc cung cấp đầy đủ các dịch vụ ngân hàng cho Yanmar như trả lương cho nhân viên, sản phẩm tiền gửi, tín dụng, ngoại hối, quản trị rủi ro… thì một trong những nội dung quan trọng của việc hợp tác là hai bên sẽ hỗ trợ cho khách hàng khi vay vốn Agribank để mua máy nông nghiệp Yanmar.

Cụ thể, Agribank sẽ ưu tiên và tạo điều kiện cho các đại lý bán hàng của Yanmar Việt Nam mở tài khoản, vay vốn, bảo lãnh thanh toán để mua máy móc và thiết bị của Yanmar. Đồng thời, tạo điều kiện cho các khách hàng vay vốn mua máy máy nông nghiệp như máy gặt, máy cấy hoặc máy làm đất của Yanmar theo đúng quy định hiện hành của Agribank và pháp luật Việt Nam với những ưu đãi về miễn/giảm lãi suất, phí. Ngoài ra, hai bên sẽ xây dựng chương trình hỗ trợ tài chính đối với khách hàng là hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu vay vốn tại Agribank để mua máy móc từ các đại lý của Yanmar Việt Nam.

Tiên phong rót vốn cho nông nghiệp công nghệ cao

Có thể thấy, chưa bao giờ làn sóng nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam lại phát triển rầm rộ như hiện nay. Chính phủ - với nhiều nỗ lực cải cách thể chế, ban hành hàng loạt nghị định, thông tư mà gần đây nhất là gói tín dụng 100.000 tỷ đồng hỗ trợ nông nghiệp công nghệ cao nhằm tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp và người dân có cơ hội phát triển sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, đa số nông dân vẫn chưa dám mạnh dạn tiếp cận gói tín dụng này.

Chính vì vậy, sự hợp tác của ngân hàng lớn nhất Việt Nam về tín dụng nông nghiệp và tập đoàn lớn nhất nhì về máy nông nghiệp Nhật Bản đang mang lại hy vọng cho hàng triệu nông dân Việt Nam trong tiếp cận máy nông nghiệp công nghệ cao, trước hết là hơn 10 triệu hộ gia đình và cá nhân đang là khách hàng của Agribank.

Với lợi thế mạng lưới trải đều khắp các vùng miền, gồm 2.300 chi nhánh, phòng giao dịch và gần 30 năm kinh nghiệm hoạt động ở thị trường nông nghiệp, nông thôn, Agribank đã thực sự là một ngân hàng của “Tam nông” khi cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng tới từng thôn bản, đáp ứng hầu hết các nhu cầu của khách hàng nông thôn.

Nắm bắt được xu thế tất yếu của nông nghiệp công nghệ cao, thời gian qua, ngân hàng liên tục có những gói vay hỗ trợ người dân mua thiết bị nông nghiệp với lãi suất ưu đãi. Agribank cũng là ngân hàng khởi xướng, tiên phong hỗ trợ vốn cho các dự án nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao. Từ cuối năm 2016, ngân hàng đã đưa ra chương trình tín dụng phục vụ nông nghiệp sạch với quy mô nguồn vốn ưu đãi tối thiểu 50.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi giảm từ 0,5 - 1,5%/năm so với lãi vay thông thường.

Việc cho vay với khách hàng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đã được Agribank triển khai từ năm 2015. Cho đến nay, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của Agribank đạt 791.000 tỷ đồng, trong đó, tỷ lệ cho vay nông nghiệp nông thôn luôn chiếm 70% tổng dư nợ của Agribank  và chiếm trên 50% dư nợ của toàn ngành ngân hàng trong đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn.