Tại Sao Người Nghèo Lại Càng Nghèo

Tại Sao Người Nghèo Lại Càng Nghèo

Có một sự thật khắc nghiệt trong cuộc sống, đó chính là người giàu thì ngày càng giàu hơn, người nghèo thì ngày càng nghèo đi. Vào những năm 1960, nhà xã hội học nổi tiếng Robert Morton lần đầu tiên tổng kết hiện tượng này và đặt tên là hiệu ứng Matthew.

Có một sự thật khắc nghiệt trong cuộc sống, đó chính là người giàu thì ngày càng giàu hơn, người nghèo thì ngày càng nghèo đi. Vào những năm 1960, nhà xã hội học nổi tiếng Robert Morton lần đầu tiên tổng kết hiện tượng này và đặt tên là hiệu ứng Matthew.

Người nghèo luôn cân đo đong đếm "được và mất"

Nhiều người thường nói rằng trong đời này, bạn càng làm việc chăm chỉ thì tình yêu, giấc ngủ và sự lựa chọn càng tồi tệ. Điều này không sai! Khi những người nghèo đưa ra sự lựa chọn, đặc biệt là chuyện quan trọng, họ luôn cân đo đong đếm những tổn thất và cái lợi họ có được.

Cơ bản là vì họ không đủ tự tin về tài chính có thể giúp họ đưa ra những lựa chọn một cách dễ dàng, điều này sẽ dẫn đến những lựa chọn của hầu hết mọi người thường sai lầm và không mang tính lâu dài.

Ví dụ đơn giản, một số sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ chọn học lên cao học hay lấy bằng Tiến sĩ, nhưng vẫn có nhiều người buộc phải đi làm kiếm tiền ngay vì áp lực kinh tế.

Những ai thuộc gia đình có điều kiện sẽ tiếp tục học hành hoặc khởi nghiệp tự kinh doanh. Nhiều năm sau, bạn sẽ thấy rằng những người đi làm sau khi tốt nghiệp sẽ có mức lương không thay đổi nhiều, nhưng người chọn học lên cao hay khởi nghiệp lại khá giả hơn.

Tất nhiên điều này không thể đúng tuyệt đối nhưng có một điều bạn phải thừa nhận đó là những người này thường là sẽ có kinh nghiệm hơn, giỏi hơn. Họ đã phát triển trên một nền tảng tốt hơn bằng cách dựa vào lợi thế của sự giàu có.

Tóm lại, những nghèo hay phải chọn giữa được và mất, nên họ luôn đưa ra lựa chọn liên quan đến lợi ích trước mắt.

Tư duy của người giàu: luôn khám phá các cơ hội kinh doanh mới

Những người nghèo thường không nghĩ về một hiện tượng nào đó quá nhiều nhưng người giàu thì lại luôn đặt câu hỏi tại sao và tại sao. Họ có tư duy xác định, phân tích và nắm bắt các cơ hội kinh doanh.

Ăn ở một quán đông khách, người nghèo chỉ nghĩ rằng vì thức ăn ngon, rẻ, vệ sinh chứ họ sẽ không đào sâu lý do ở nhiều khía cạnh khác nhau như người giàu. Khi mọi thông tin đã được tập hợp lại, người giàu sẽ có thể có câu trả lời, từ đó tìm ra phương án kinh doanh cho riêng mình để vàng đẻ ra vàng.

Ngoài ra, họ không từ bỏ bất kì cơ hội nào để mở rộng mối quan hệ, giới thiệu công việc làm ăn của mình, xem rằng có ai đó liên quan đến ngành nghề của mình hay không. Đó là sự khác biệt.

Một câu nói phổ biến mà bạn vẫn hay nghe nhiều người khuyên nhau: "Hãy bước ra vùng an toàn của bản thân" để thay đổi số phận. Cái bạn nhận được sẽ là khả năng giàu có. Còn nếu mãi ở trong cái kén bé nhỏ, việc kiếm từng đồng tiền lẻ sẽ là chuyện khó thay đổi.

Người giàu chú ý đến phương pháp quản lý tài chính

Người giàu họ hiểu rằng ngay cả những khoản tiền nhỏ, chỉ cần tích cóp và quản lý cẩn thận, kết quả nhận được sẽ rất bất ngờ, mang đến cơ hội cho bạn cùng khả năng trở nên giàu có hơn.

Một số người làm công ăn lương cho rằng lương tháng không đủ tiêu, dù có cố gắng tiết kiệm thì cũng chẳng được bao nhiêu. Chẳng có ích gì, vậy có nhất thiết phải tiết kiệm, quản lý chi tiêu hay không?

Điều này là sai lầm, miễn là bạn quản lý tiền bạc, theo thời gian, bạn sẽ tích lũy được nhiều của cải hơn và có nhiều cơ hội thành công hơn. Và một khi đã thành công, chuyện quản lý tiền bạc lại càng cần thiết, đừng để sự giàu có của bạn rơi vào chu kỳ tăng trưởng rồi lại âm.

Những người biết quản lý tiền bạc sẽ ngày càng giàu có, những người không biết cách quản lý tiền sẽ ngày càng nghèo hơn.