Học Sinh Không Thích Học Lịch Sử

Học Sinh Không Thích Học Lịch Sử

Trước thực trạng học sinh tại các trường THPT trên địa bàn TP Hà Nội “né” môn Lịch sử trong kỳ thi THPT Quốc gia 2015, nhà sử học Dương Trung Quốc đánh giá đó là sự lựa chọn hợp lý và khôn ngoan.

Trước thực trạng học sinh tại các trường THPT trên địa bàn TP Hà Nội “né” môn Lịch sử trong kỳ thi THPT Quốc gia 2015, nhà sử học Dương Trung Quốc đánh giá đó là sự lựa chọn hợp lý và khôn ngoan.

Để học sinh yêu và học tốt môn lịch sử

Lịch sử không chỉ là quá khứ, mà còn chứa đựng những bài học kinh nghiệm từ tiền nhân, giáo dục cho thế hệ trẻ biết rõ cội nguồn gia đình, dòng họ, quê hương, đất nước, biết quý trọng những giá trị của lịch sử để kế thừa và phát huy.

Tô Thị Diệu, thủ khoa toàn quốc khối C00 tại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 với 10 điểm lịch sử.

Ở một góc trong khuôn viên Trường Đại học Hồng Đức đầy nắng, tôi cùng PGS.TS Mai Văn Tùng, Trưởng Khoa Khoa học Xã hội và em Tô Thị Diệu, thủ khoa toàn quốc khối C00 tại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 với 10 điểm môn Lịch sử, đã có một cuộc trò chuyện thú vị về lịch sử dân tộc và làm sao để giới trẻ có hứng thú với môn Lịch sử.

Câu chuyện lịch sử là câu chuyện muôn thủa, năm nào cũng điệp khúc “biết rồi nói mãi”. Nhưng cho đến ngày hôm nay, vẫn chưa có một câu trả lời thỏa đáng. Tôi tự hỏi, học lịch sử có lợi ích gì cho bản thân và tương lai? Tôi yêu sử, nhưng cũng lờ mờ về mục đích của nó.

“Lịch sử, hay truyền thống lịch sử là người thầy dẫn quá khứ đến với hiện tại và soi đường đi tới tương lai”, thầy Tùng bắt đầu câu chuyện.

Dân tộc sẽ không còn gì nếu đánh mất đi lịch sử của mình. Bởi, lịch sử mang trong mình vận mệnh lớn lao, chất chứa những giá trị truyền thống hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, làm điểm tựa cho dân tộc ta vững bước đi tới tương lai. Lịch sử là môn học có ý nghĩa nuôi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước và niềm tự hào dân tộc. Kiến thức, sự kiện lịch sử là cái không thay đổi. Cái chúng ta có thể thay đổi là cách tiếp cận. Ngoài những tư liệu trong sách vở, đất nước chúng ta có rất nhiều di tích lịch sử, chứng tích chiến tranh. Tuy nhiên, học sinh lại rất thiếu thực địa.

Chẳng nói đâu xa, ở quê hương Hậu Lộc của tôi có rất nhiều di tích lịch sử - văn hóa, cách mạng như nhà thờ họ Tăng ở xã Hưng Lộc là nơi nuôi giấu cán bộ cách mạng và in ấn tài liệu tuyên truyền của Đảng thời kỳ 1942-1945; “ATK” của các đồng chí Đinh Chương Dương, Lê Hữu Lập, Lê Tất Đắc, Đinh Chương Lân trong những năm tháng hoạt động bí mật ở Hậu Lộc. Hay như nhà lưu niệm chiến sĩ cách mạng Nguyễn Chí Hiền thuộc xã Hòa Lộc - là địa điểm di tích lưu niệm danh nhân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp; trận địa Đông Ngàn thuộc xã Hoa Lộc - nơi trung đội gái dân quân Hoa Lộc bắn rơi máy bay Mỹ... Nhưng, suốt những năm học phổ thông không ai chỉ cho chúng tôi để biết, để nhận thức đó là lịch sử. Chúng tôi thiếu vắng những tiết học ngoại khóa được đến nhà tưởng niệm, lăng mộ, đền thờ... là nơi gắn với thân thế, sự nghiệp, hoạt động của tiền nhân.

“Cuộc cách mạng” không chỉ riêng của ngành giáo dục

Để lịch sử đi vào cuộc sống cần có sự vào cuộc của cả xã hội, từ những người làm sách, báo, game show, đến nền âm nhạc, điện ảnh. Đó mới là những lối đi gần gũi nhất, thiết thực nhất với người trẻ.

Nhiều fanpage đã được lập ra thu hút hàng nghìn thành viên với những mục đích tích cực, lan tỏa tình yêu với lịch sử, truyền thụ kiến thức lịch sử. Những người yêu thích tìm hiểu văn hóa truyền thống Đại Việt có thể tham gia trang Đại Việt cổ phong, Hoa văn Đại Việt; thích các bộ phim diễn họa lịch sử thì không thể không đến với Việt Sử Kiêu Hùng; thích nghe các câu chuyện lịch sử thì có thể cùng chia sẻ ở các fanpage như: “Ở đây có những câu chuyện lịch sử”, “Tìm hiểu lịch sử”. Những người hứng thú với lịch sử thế giới, lịch sử chiến tranh thì có Hội những người thích tìm hiểu về thế chiến thứ 2 hoặc tìm hiểu về chiến tranh ở Việt Nam.

Ngoài ra, một hình thức giáo dục lịch sử được học sinh quan tâm là chương trình “Học Lịch sử thật tuyệt” phát trên Kênh truyền hình giáo dục (VTV7, Đài Truyền hình Việt Nam) hay chương trình “Những anh hùng thế kỷ XX” phát sóng trên chương trình Chuyển động 24h và các nền tảng số của VTV Digital. Các sản phẩm trên tuy khác nhau về hình thức chuyển tải kiến thức lịch sử, nhưng đều hướng tới mục đích là làm cho môn học Lịch sử trở nên gần gũi, thân thiện, đáng yêu hơn với học sinh, qua đó giúp các em thêm say sưa, hứng thú với môn học. Hơn thế, các hình thức giáo dục này phù hợp với lứa tuổi, nhận thức, tâm lý học sinh mà vẫn đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ bồi đắp tình yêu lịch sử truyền thống và niềm tự hào dân tộc cho các em.

Thời gian trước, bộ phim điện ảnh “Đào, phở và piano” do NSƯT Phi Tiến Sơn đạo diễn kiêm biên kịch, đã tạo nên một hiệu ứng truyền thông thu hút đông đảo khán giả mua vé, đặc biệt là các bạn trẻ. Trước đó, chúng ta cũng có: Con đường đã chọn, Mùi cỏ cháy, Giải phóng Sài Gòn, Những người viết huyền thoại, Cánh đồng hoang, Biệt động Sài Gòn... Đây đều là những bộ phim xứng đáng mang sứ mệnh ghi dấu lịch sử dân tộc bằng điện ảnh, gợi lại những dấu mốc hào hùng của lịch sử, khiến người xem thêm thấm thía giá trị của độc lập tự do.

Ngày Quốc khánh 2/9 là lúc để chúng tôi nói lời cảm ơn của mình với dải đất hình chữ S này, nơi đã chịu đựng bao đau thương của chiến tranh. Với một cô gái bắt đầu bước vào đời như Tô Thị Diệu, yêu nước là yêu nơi mình sinh ra và lớn lên, yêu tiếng nói, yêu con người, và quan trọng là yêu những trang sử hào hùng của dân tộc.

Theo em, học để biết giá trị của lịch sử, hiểu về gốc rễ của từng vấn đề, biết cách nhìn nhận và đánh giá các sự kiện ấy. Như lời PGS.TS Mai Văn Tùng nhận xét: “Suy cho cùng, sai về mặt kiến thức do trí nhớ, xét trong một nghĩa hẹp chỉ gây nguy hại nhất thời, còn sai về mặt nhận thức lịch sử mới thật sự nguy hiểm"...

Tác giả: giáo sư Kimata Kiyohiro, đại học Shiga, Nhật Bản

Phần trích dịch dưới đây là hai mục 3 và 4 thuộc chương IV “Giờ học lịch sử Trung Quốc hiện đại và sự hình thành nhận thức lịch sử của học sinh” trong cuốn sách có tên “Kiểu tường thuật và giáo dục lịch sử: so sánh quốc tế về sách giáo khoa và phương pháp giảng dạy” do phó giáo sư Watanabe Masako( sinh năm 1960, làm việc tại Trung tâm nghiên cứu văn hóa Nhật Bản và quốc tế) chủ biên, nhà xuất bản Sangensha xuất bản tháng 12 năm 2003 1. Quang cảnh giờ học lịch sử ở trường tiểu học Mã Liên Uông thành phố Bắc Kinh-Trung Quốc

Để tìm hiểu giờ học lịch sử ở trường tiểu học Trung Quốc, chúng ta hãy cùng quan sát giờ học “ Tần Thủy Hoàng”( ngày 9 tháng 10 năm 1995) dành cho học sinh lớp 6 tại trường tiểu học Mã Liên Uông thành phố Bắc Kinh(1). Giáo viên tên là Lí Phi, 21 tuổi. Giờ học này tương ứng với nội dung trong sách giáo khoa lịch sử tiểu học quyển thượng, bài 10 “Tần Thủy Hoàng”. Giờ học này được diễn ra và hoàn thành trong thời gian một tiết học(2).

Phần dẫn nhập của giờ học được bắt đầu bằng việc ôn tập lại kiến thức lịch sử đã học ở giờ trước: “ Biến Pháp Thương Ưởng”. Giáo viên nêu ra câu hỏi: “ Các em có biết biến pháp Thương Ưởng hay không? Thương Ưởng là người nước nào?”. Ngay sau khi giáo viên gợi ý: “Trong thời Chiến Quốc rất nhiều nước đã thực hành biến pháp. Các nước chư hầu liên tiếp tiến hành chiến tranh thôn tính nhau cho nên người ta gọi đây là thời kì Chiến Quốc”, học sinh đồng thanh đáp lớn: “Nhớ ạ”. Tiếp đó giáo viên đưa ra câu hỏi “Biến pháp của Thương Ưởng có ba điểm chính phải không nào. Thứ nhất là bãi bỏ cái gì ? Học sinh đồng thanh đáp: “ngành dệt ạ!”. Khi giáo viên hỏi: “ Điểm chủ yếu thứ hai là gì nào?”, học sinh cũng đồng thanh đáp: “ Là coi trọng nông nghiệp ạ”. Sau đó trả lời cho câu hỏi “ Điểm quan trọng cuối cùng là gì?”, học sinh nhất loạt đáp: “Khai khẩn ruộng đất hoang ạ”. Sau khi xác nhận học sinh đã ghi nhớ những tri thức lịch sử học trong giờ trước, giáo viên tiến hành triển khai bài mới.

Sự triển khai giờ học “Tần Thủy Hoàng”, có thể được chia làm 4 phần như sau:

1.Quá trình thống nhất của nước Tần 2. Chế độ chính trị nước Tần 3. So sánh với nước Chu và các nước chư hầu thời Chiến Quốc. 4. Chính sách thống trị của Tần Thủy Hoàng.

Trong phần “Quá trình thống nhất của nước Tần”, giáo viên thuyết minh về quá trình 100 năm sau cải cách của Thương Ưởng, Tần Thủy Hoàng tiêu diệt 6 nước hoàn thành thống nhất đất nước vào năm 221 trước Công nguyên. Giáo viên vừa chỉ trên màn chiếu “Bản đồ thống nhất nước Tần thời Chiến Quốc” vừa xác nhận lại vị trí của 6 nước phía đông( Tề, Sở, Yên, Hàn, Triệu, Ngụy) bị Tần tiêu diệt. Học sinh chăm chú lắng nghe phần thuyết minh rất dài của giáo viên. Bản thân mỗi học sinh có trong tay “Tập bản đồ lịch sử” nhưng trên màn chiếu vẫn là tấm bản đồ y nguyên như vậy. Ở cuối phần thuyết minh, giáo viên đưa ra câu hỏi sau: “ Tại sao nói Tần Thủy Hoàng lần đầu tiên thống nhất đất nước và thiết lập nên quốc gia phong kiến?”. Đối với câu hỏi này một học sinh được giáo viên chỉ định đã trả lời: “ Bởi vì sáu nước bị tiêu diệt và một nước Tần duy nhất đã ra đời. Trước nước Tần thì tất cả các nước đều là chế độ phong kiến nhưng không phải là hình thái thống nhất”.

Tiếp theo, giáo viên đi vào phần 2 “Chế độ chính trị nước Tần”, giáo viên vừa tiếp tục thuyết trình vừa lặp đi lặp lại các câu hỏi ngắn nhằm làm cho học sinh hiểu được nội dung của phần 2. Giáo viên liên tiếp đưa ra các câu hỏi như: “Sau khi quốc gia thống nhất, chế độ chính trị như thế nào đã được thiết lập?”, “ Cả nước được chia làm mấy quận?”, “ Dưới quận là gì?”, “ Viên quan đứng đầu quận gọi là gì?”, “ Viên quan đứng đầu huyện gọi là gì?”. Tất cả các câu hỏi này đều được học sinh trả lời trôi chảy. Giáo viên sử dụng bảng đen để viết lên đó “ Chế độ quận huyện” với tư cách là hệ thống thống trị toàn quốc của nước Tần dưới dạng sơ đồ: Tần Thủy Hoàng→Quận thủ…36 quận→huyện lệnh. Học sinh tuy có trong tay vở học tập nhưng trong toàn bộ thời gian này hoàn toàn không ghi lại phần viết bảng của giáo viên hay ghi chép những ghi chú của riêng mình. Ở cuối phần 2, giáo viên trên cơ sở vừa chỉ các đề mục ở trên bảng vừa tóm tắt lại: “Quyền lực quyết định cuối cùng thuộc về hoàng đế. Quyền lực tập trung vào tay hoàng đế”.

Ở phần 3 “So sánh với nước Chu và các nước chư hầu thời Chiến Quốc”, giáo viên cho học sinh so sánh cơ cấu thống trị của nước Tần với hệ thống chính trị của từng nước thời Chiến Quốc và thời nhà Chu trước đó. Có lẽ nội dung này đối với học sinh tiểu học là nội dung khó cho nên phần này kết thúc với đại bộ phận là do giáo viên thuyết minh, diễn giải. Giáo viên diễn giải đại ý ở thời nhà Chu và thời Chiến Quốc thì không phải là chế độ quận huyện mà là “quốc vương” trị vì còn ở nước Tần diễn ra sự thống trị với quyền lực chuyên chế thuộc về hoàng đế và chế độ quận huyện. Thêm nữa giáo viên còn đưa ra câu hỏi “ Tại sao Tần Thủy Hoàng lại bắt mọi người gọi mình là hoàng đế?” nhưng do không có học sinh nào đưa ra câu trả lời nên giáo viên lập tức chuyển qua phần thuyết minh tiếp theo.

Ở phần 4 “ Chính sách thống trị của Tần Thủy Hoàng”, giáo viên dựa trên các tài liệu cụ thể dẫn ra sự thống nhất về tiền tệ, đơn vị đo lường, văn tự dưới thời Tần. Trên màn chiếu là hình “Sự khác nhau về hình dạng của hai chữ “Mã”, “An” dưới thời Tần và ở 6 nước”. Dựa vào đó giáo viên dạy cho học sinh sự thống nhất về văn tự dưới thời Tần. Tiếp theo, cũng giống như thế, giáo viên dạy cho học sinh biết về việc thống nhất tiền tệ thông qua tranh ảnh trong sách giáo khoa, làm cho học sinh hiểu được sự thống nhất tiền tệ. Đối với đơn vị đo lường cũng như vậy, giáo viên diễn giải với ví dụ đưa ra là các đơn vị đo lường lúa gạo. Ở phần cuối cùng, giáo viên tổng kết: “ Công lao thống nhất văn tự, tiền tệ, hệ thống đo lường của Tần Thủy Hoàng có ý nghĩa quan trọng dối với việc phát triển văn hóa, kinh tế của đất nước”.

Giờ học kết thúc với phần tóm tắt lại của giáo viên. Phần tóm tắt này được tiến hành sau khi cho học sinh đồng thanh đọc lại 30-32 dòng toàn bộ phần văn bản trong bài 10 sách giáo khoa. Việc chú trọng cho học sinh đồng thanh đọc toàn văn trong sách giáo khoa không phải chỉ diễn ra ở môn lịch sử mà cũng thường thấy ở các môn khác như môn quốc ngữ( tiếng Trung Quốc). Sau khi đọc xong, giáo viên cho học sinh giơ tay trả lời các câu hỏi như “Tần Thủy Hoàng thống nhất 6 nước vào năm nào?”, “Việc tiêu diệt 6 nước diễn ra từ năm nào đến năm nào?”. Thêm vào đó liên quan đến việc xây dựng “Vạn lí trường thành” ở thời Tần, giáo viên khẳng định “ Vạn lí trường thành là di sản văn hóa nổi tiếng của nước ta, là công lao vĩ đại của Tần Thủy Hoàng” và giờ học kết thúc ở đó.

2. Nội dung và phương pháp giờ học lịch sử ở Trung Quốc ( thông qua việc giải mã giờ học)

Trên cơ sở thí dụ về giờ học lịch sử ở trường tiểu học nói trên, chúng tôi tiến hành khảo sát giờ học lịch sử ở Trung Quốc và làm rõ những đặc trưng của nội dung, phương pháp giáo dục lịch sử ở đây. Thêm nữa, do giờ học lịch sử ở trường trung học cơ sở của Trung Quốc về cơ bản có cấu tạo và cách thức triển khai nội dung không thay đổi là mấy so với cấp tiểu học cho nên chúng tôi kết hợp trình bày ở những điểm có liên quan.

Giờ học “ Tần Thủy Hoàng” dành cho học sinh lớp 6 tiểu học có mấy đặc trưng sau đây:

1. Cấu tạo của giờ học tương đối trung thành với cấu tạo của sách giáo khoa.

2. Nghiên cứu nội dung giáo dục của giáo viên chỉ dừng lại ở mức độ giải thích, minh họa cho phần nội dung in trong sách giáo khoa.

3. Những tài liệu giảng dạy mà giáo viên sử dụng trong giờ học đa phần là các sơ đồ, bản đồ, bảng biểu giúp học sinh hiểu nội dung của phần kênh chữ trong sách giáo khoa.

4. Trong giờ học lịch sử, giáo viên đặt trọng tâm vào việc truyền đạt những tri thức lịch sử cho học sinh.

5. Giáo viên tuy cho học sinh học về sự nghiệp của cá nhân chính trị gia ( Tần Thủy Hoàng) với tư cách đó là các tri thức lịch sử học sinh cần nắm nhưng cũng làm cho học sinh hiểu được vị trí, ý nghĩa thời đại của nhà Tần trong toàn bộ lịch sử Trung Quốc( quốc gia phong kiến đầu tiên).

6. Những câu hỏi mà giáo viên đưa ra trong giờ học đa phần là các câu hỏi mà chỉ cần đọc sách giáo khoa là có thể trả lời được.

7. Sách giáo khoa được sử dụng để cá nhân học sinh đọc to trước lớp hay cả lớp đồng thanh đọc.

8. Giáo viên không tiến hành viết bảng để chỉnh lí nội dung học tập. Phần viết bảng chỉ đơn giản là xác nhận lại một số thuật ngữ lịch sử.

9. Học sinh hầu như không ghi chép vào vở mà chủ yếu là ghi nhớ.

10. Trong giờ học lịch sử không thấy có sự tính toán để thiết lập nên những tình huống làm cho học sinh phải tư duy, suy luận, suy lí.

Như đã nói ở trên, giờ học lịch sử ở Trung Quốc năm 1995 về cơ bản có cấu tạo trung thành với cấu tạo nội dung của sách giáo khoa. Người giáo viên lịch sử ra sức cải tiến, sử dụng các phương pháp, biện pháp kĩ thuật để làm sao trong khoảng thời gian quy định dạy được nội dung sách giáo khoa lịch sử cho có hiệu quả. Có lẽ các giáo viên lịch sử đã thường xuyên nỗ lực học tập các biện pháp kĩ thuật này. Giáo viên Lí Phi trong một tiết học đã dạy một lượng nội dung khổng lồ nếu so sánh với giờ học lịch sử ở Nhật.

Ở giờ học lịch sử này thì việc truyền đạt tri thức lịch sử của giáo viên tới học sinh trở thành trung tâm. Nội dung sách giáo khoa (= nội dung tri thức) đã không hề được giáo viên phê phán. Và như vậy không thể nói rằng trong giờ học lịch sử năm 1995 như trên, giáo viên đã tiến hành các công việc tổ chức giờ học, thiết lập các tình huống làm xuất hiện các vấn đề hay những điều nghi vấn để tạo cho học sinh sự quan tâm, hứng thú đối với lịch sử. Thêm nữa, ngay cả trong quá trình tiến hành giờ học, khi sử dụng kênh chữ, bản đồ, tranh minh họa hay niên biểu, biểu đồ trong sách giáo khoa, cũng không hề diễn ra việc giáo viên khuyến khích học sinh đặt ra các câu hỏi về những điều mà học sinh băn khoăn, nghi ngờ. Hoàn toàn không có những câu hỏi từ phía học sinh đặt ra cho giáo viên. Giờ học từ đầu đến cuối diễn ra với sự thuyết trình của giáo viên và kết thúc theo đúng như quy trình vạch ra từ trước. Trong giờ học lịch sử ở Trung Quốc năm 1995 hoàn toàn không có phần tính toán để đưa ra và giải quyết các câu hỏi, vấn đề hay mối quan tâm của học sinh.

Căn nguyên của việc giáo viên cố hết sức “truyền đạt tri thức lịch sử chính xác” là sự tin tưởng tuyệt đối vào sách giáo khoa. Tính chất đúng đắn tuyệt đối của sách giáo khoa đã trở thành tiền đề cho giờ học lịch sử ở Trung Quốc. Giáo viên không hề nghĩ đến việc tiếp nhận có phê phán sách giáo khoa, cấu trúc lại sách giáo khoa để tổ chức giờ học tạo cơ hội cho học sinh đặt ra các câu hỏi. Tất nhiên phần kênh chữ in trong sách giáo khoa là do các nhà sử học biên soạn nhưng ở Trung Quốc cho đến thời điểm này thì sự tham dự của nhà nước vào nội dung sách giáo khoa là khá mạnh. Thêm nữa, giáo viên lịch sử không hề tiến hành cấu tạo, tổ chức giờ học bằng việc đưa ra cách lí giải của bản thân liên quan đến nội dung trong sách giáo khoa hay sử dụng sách giáo khoa một cách có phê phán.

Từ năm 1949 đến năm 1993, Trung Quốc thực hiện chế độ quốc định đối với sách giáo khoa. Đó là thể chế mà ở đó Nhà xuất bản Giáo dục nhân dân một mình nắm trọn quyền xuất bản và phát hành. Sau khi “Luật giáo dục nghĩa vụ” 1986 được ban hành và thực thi, cải cách giáo dục đã có bước tiến triển, những động tác chuẩn bị cho chế độ kiểm định sách giáo khoa được tiến hành. Từ năm học 1994 trở đi, chế độ kiểm định sách giáo khoa được thực hiện một cách toàn diện. Toàn quốc được chia ra làm các khu vực khác nhau, nhiều bộ sách giáo khoa theo khu vực được biên soạn và phát hành. Sách giáo khoa theo chế độ kiểm định được phát hành với số lượng lớn bao nhiêu tùy thuộc vào từng môn học và số lượng các nhà xuất bản đảm nhận biên soạn, phát hành sách giáo khoa của từng môn học cũng khác nhau.

Ở môn Xã hội, môn học mới được đưa vào trong trường tiểu học từ năm 1992, có đến 10 nhà xuất bản tham gia vào việc biên soạn và phát hành sách giáo khoa và các nhà xuất bản này đều cạnh tranh trong việc biên soạn nội dung sách giáo khoa có bản sắc riêng. Nếu phân chia một cách khái quát thì có 3 loại.

1. Sách giáo khoa dựa trên bản “Tiểu học giáo học đại cương” của Ủy ban giáo dục quốc gia với sự tham gia của 6 nhà xuất bản như: Nhà xuất bản Giáo dục nhân dân, Nhà xuất bản Giáo dục Tứ Xuyên .

2. Sách giáo khoa dựa trên bản “Giáo học đại cương” do bản thân địa phương biên soạn : Nhà xuất bản giáo dục Thượng Hải, Nhà xuất bản Giáo dục Chiết Giang.

3. Sách giáo khoa được biên soạn bởi các sở giáo dục địa phương : Nhà xuất bản giáo dục Giang Tô, Nhà xuất bản giáo dục Liêu Ninh. Trong đó có 8 nhà xuất bản xuất bản sách theo chế độ 6-3, 2 nhà xuất bản xuất bản sách theo chế độ 5-4(3). Ở trường trung học cơ sở và trường trung học thì chế độ kiểm định sách giáo khoa diễn ra muộn hơn bắt đầu từ cuối những năm 90. Tuy nhiên trên bình diện toàn quốc thì sách của Nhà xuất bản Giáo dục nhân dân có thị phần áp đảo.

Trong số những địa phương có môn Xã hội ở trường trung học cơ sở, chỉ có thành phố Thượng Hải và tỉnh Chiết Giang thực hiện biên soạn và tiến hành nội dung chương trình giáo dục độc lập. Sách giáo khoa kiểm định của nhà xuất bản Giáo dục Thượng Hải và nhà xuất bản Giáo dục Chiết Giang là những bộ sách giáo khoa có cấu tạo nội dung, quan điểm khác sách giáo khoa của nhà xuất bản Giáo dục nhân dân và có nhiều điểm thể hiện bản sắc riêng ở phần nội dung.

Nguyễn Quốc Vương dịch từ tiếng Nhật

Chú thích: (1) Giáo sư Kimata Kikyohiro trực tiếp quan sát, thu băng video giờ học này- ND (2) Thời lượng là 45 phút – ND (3) Ở Trung Quốc tồn tại cả hệ thống trường học 6-3( 6 năm tiểu học, 3 năm trung học cơ sở) và 5-4( 5 năm tiểu học và 4 năm trung học cơ sở)-ND

Án sát :Tháng 6 năm Hồng Đức thứ 2 (1471), đặt chức Án sát ở 12 Thừa tuyên và đặt bat y (tức Đô ty, Thừa ty, Hiến ty) ở Quảng Nam. Năm Minh Mạng thứ 12 (1831) quy định Án sát dưới quyền Tổng đốc, Tuần phủ. Ty Án sát sứ các tỉnh có Thông phán, Kinh lịch, bát cửu phẩm Thư lại, Vị nhập lưu thư lại. Số lượng nhiều ít tuỳ theo từng tỉnh.

Ở các tỉnh nhỏ chỉ có Tuần vũ thì Án sát giữ vị trí tỉnh Phó giữ  việc hình. Thời Tự Đức (1848-1883) Án sát coi như tỉnh Phó của tỉnh nhỏ.

Án sát sứ ty:là cơ quan phụ trách việc hình thời Nguyễn. Là ty giúp việc cho Tổng đốc hoặc Tuần vũ.

Ấm chức:Theo Phan Huy Chú-Lịch triều hiến chương loại chí- Cấp bậc phong Ấm thực thi từ thời Trần Thánh Tông, năm Thiệu Phong thứ 10(1267). Lúc bấy giờ định lệ phong Ấm cho Tôn Thất. (Con cháu trước làm tới chức tước gì thì quy định ông cha được truy phong ở mức nào). Đến thời Lê, thời Lê Thánh Tông lệ phong Ấm được quy định khá chi tiết.

Ví dụ: Quận công thì cha và ông đều được phong tước hầu, mẹ và bà đều được phong Chánh phu nhân, vợ được phong Phu nhân, con trưởng được phong Triều liệt đại phu, các con được phong Hoằng tín đại phu, cháu trưởng được phong Hiển cung đại phu.

Tước hầu thì cha và ông đều được phong Bá, mẹ và bà đều được phong Tự Phu nhân, các con trưởng được phong Hoằng tín đại phu, các con được phong Hiển cung đại phu, cháu trưởng được phong Mậu lâm lang…

Đời Huyền Tông, năm Cảnh Trị thứ 2 (1664). chuẩn định cho công thần khai quốc từ Tam thái, Tam thiếu trở lên con cháu đời đời là công thần tôn; công thần trung hưng, thì từ Tả Hữu Đô đốc, Tả Hữu Thị Lang trở lên con cháu đời đời là quan viên tử.

Bá:Tước thứ 3 trong 5 tước thời phong kiến: Công, Hầu, Bá, Tử, Nam.

Từ thời Lý đã đặt ra tước: Tước Vương, tước công ban cho các thân vương của vua.

Đời Trần ngoài tước Vương còn ban tặng các tước khác như: Quốc, Công, Thượng Hầu, Quan nội hầu, Thượng phẩm, Quan phục hầu…

Đời Lê thế kỉ XV, Lê Lợi ban phong cho các tướng công thần các tước khác nhau như Á hầu, Thông hầu, Minh tự, Đại liêu ban…

Đời Lê Thánh Tông, năm Hồng Đức thứ 2 (1471) bắt đầu định quan chế và các tước; trong đó có 5 tước Công Hầu, Bá, Tử, Nam. Các đời về sau vẫn dựa theo thể lệ đó; tuy nhiên cũng có sự thay đổi về việc ban, phong cho các công thần. Cũng theo quy chế thời Hồng Đức tước Quận công lấy tên phủ, huyện (1 chữ đầu) làm hiệu; tước Hầu, Bá lấy tên xã làm hiệu.

Ví dụ: Lương Xuyên Bá Vũ Yêm con trưởng cụ Vũ Cảo (chi IV).

Tước Tử, Nam lấy tên xã, cũng có khi lấy tên người được phong.

Ví dụ: Vũ Trung là con Vũ Phẩm, làm chức huyện thừa được phong Nhuận Trạch Nam.

Vũ Duy Thảo, con cụ Vũ Duy Liên, Học quan, làm Tham nghị xứ Kinh Bắc, tước Tham Trạch Tử…

Bảng nhãn:Từ năm Bính Ngọ (1246) đời Trần Thánh Tông (1225-1258) định ra Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám Hoa. Năm sau chính thức định là Tam khởi, Lê Thánh Tông, năm Nhâm Thìn (1472) cho đổi gọi Bảng nhãn là Đệ nhị giáp Tiến sĩ cập đệ- đệ nhị danh. Bảng nhãn tặng hàm tong lục phẩm, 7 tư. Nếu vào làm việc ở viện Hàn lâm thì thăng lên một cấp.

Bách hộ: Quan chế thời Hồng Đức, ban võ có chức Bách hộ, trật chánh lục phẩm.

Thời Nguyễn thế kỷ XIX, Bách hộ trở thành hư hàm; có thể mua được.

Binh bộ: Từ thời Lê Nghi Dân, năm Kỉ Mão (1459) bắt đầu đặt đủ 6 bộ trong đó có bộ Binh. Đến tháng 6 năm Ất Mão (1675) đời vua Lê Gia Tông định rõ chức việc của 6 bộ. Trong đó quy định bộ Binh giữ việc binh nhung.

Biên chế bộ Binh thời Nguyễn gồm có: 1 Thượng thư, 2 Tả lang, 5 Chủ sự, 10 chánh bát phẩm Thư lại, 10 chánh cửu bát phẩm Thư lại. Cơ quan thuộc bộ gồm 1 xứ Binh trực và 7 ty giữ các việc lien quan đến binh nhung.

Biện nghiệm:Theo Lê Quý Đôn trong Đại Việt thông sử- chức Thái y biện nghiệm làm nhiệm vụ thăm khám cho người bệnh.

Bồi tụng :Là Á tướng, thứ bậc sau Tể tướng, từ thời Lê trung hưng thế kỉ XVII về sau chúa Trịnh nắm quyền mới đặt chức Bồi tụ phủ đường. Khi Lê Chiêu Thống lên ngôi năm Đinh Mùi (1787) đã bãi bỏ chức Bồi tụng mà lại đặt chức Tham tri như trước.

Cai hợp:Chức quan trong các phiên ở phủ chúa Trịnh.

Dưới thời các chúa Nguyễn là chức quan Tá nhị của 3 ty Xá sai, Lệnh sử và Tướng thần lại. Thời Minh Mạng (1829-1840) bỏ chức Cai hợp.

Cai tổng:Đơn vị hành chính tổng có thể xuất hiện vào thời Mạc, thế kỉ XVI. Tổng lớn hơn xã, một tổng có thể gồm từ 3 đến 5 xã. Cai tổng là người cai quản tổng đó. Quyền hạn của Cai tổng cũng tương tự như Chánh tổng thời Nguyễn (1802-1945)

Cẩm vệ y:Là cơ quan xét kiện thời Lê Thánh Tông. Về sau có sự thay đổi; theo Sử học bị khảo: Cấm quân 2 vệ Cẩm y và Kim ngô vệ nào cũng có Đô chỉ huy sứ, Thiêm tư, Trấn điện tướng quân, Lực sĩ hiệu uý, Đoán sự, Thiên hộ 5 sở Thiên hộ, Phó thiên hộ. Lương y sở, Lương y chính lại thuộc về Cẩm y… Cẩm vệ y thời Nguyễn gồm 10 đội túc trực; là thiên binh túc vệ vua (bảo vệ vua).

Công bộ thị lang:là chức phó của Công bộ thượng thư. Thời Nguyễn trong mỗi bộ đặt Tả hữu Tham tri, đứng dưới Thượng thư, Tả Hữu Thị Lang đứng hang thứ ba.

Cử nhân:học vị cấp cho người trúng tuyển kì thi Hương. Từ năm Giáp Thân (1404) Hồ Hán Thương định cách chức thi Cử nhân: Phép thi chia làm 4 kì, sau thêm kì thi viết chữ và tính (5 kì). Quân nhân, phường chèo, người có tội không được thi. Ai đỗ kì thi Hương được miễn lao dịch, miễn đi lính.

Đại lý tự:Là tên cơ quan. Năm Quang Thuận thứ 7 (1466) đổi đặt 6 Viện là 6 Tự. Trong đó có các chức Khanh, Thiếu Khanh, Thừa.

Nhà Nguyễn cũng đặt Đại lý tự. Năm Minh Mạng thứ 8 (1827) chuẩn định quan chế có Đại lý tự khanh, trật chánh tam phẩm. Đại lý tự thiếu khanh, trật chánh tứ phẩm. Viên ngoại lang 1 viên, chủ sự 2 viên, Tự vụ 2 viên, Bát cửu phẩm thư lại gồm 4 viên, vị nhập lưu Thư lại gồm 20 người. Đại lý tự cùng bộ Hình, Viện đô sát thành tam pháp ty xét việc hình án.

Đại lý tự khánh: Trưởng quan của Đại lý tự.

Đại tướng quân: Năm Bính Thân (1296) đời Trần lấy Phạm Ngũ Lão làm Hữu kim ngô vệ Đại tướng quân. Năm Ất Dậu (1405), thời Hồ Hán Thương, Đại tướng quân được giao trông coi các quân mới lập. Năm 1428, những vũ khí lớn cũng gọi là Đại tướng quân. Thời Nguyễn cũng dùng danh hiệu này.

Đại nguyên soái: Thời vua Lê-chúa Trịnh, năm Kỉ Hợi (1599) chúa Trịnh Tùng tự phong Đô nguyên soái-Đại nguyên soái. Năm Mậu Thân (1668) Trịnh Tạc cũng tự phong Đại nguyên soái thượng sư thái phụ Tây Vương.

Điển bạ: Năm Minh mạng thứ 8 (1827) đặt chức Điển bạ trong Quốc Tử Giám, trật tòng bát phẩm.

Đề lại:Danh chức lại viên định năm Đinh Dậu (1477) quy định: Lại viên các nha môn ở trong không có xuất thân khi mới bổ sung cho làm Thông lại, sau 6 năm thăng làm Đề lại. Năm Gia Long thứ nhất (1802) mỗi phủ nha đặt 2 đề lại, 8 Thông lại; trật chánh cửu phẩm văn ban.

Cấp sự trung: Trong sáu khoa đặt từ thời Lê Nghi Dân có các chức Đô cấp sự trung, Cấp sự trung, trật chánh thất phẩm, bát phẩm.

Năm Minh Mạng thứ 18 (1837), đặt chức Chưởng ấn Cấp sự trung, trật tòng tứ phẩm.

Câu kê:Là chức quan trong các phiên của phủ chúa, đứng dưới chức Thiêm tri phiên. Trật chánh thất phẩm. Thời các chúa Nguyễn chức Câu kê có thay đổi.

Chỉ huy sứ ty: Là chức quan Võ thời Nguyễn thuộc vệ Cẩm y, chỉ huy các đội thường trực và ty trấn phủ, trật chánh tam phẩm võ ban.

Chính tự. Theo quan chế thời Bảo Thái, Trung thư giám Chính tự trật chánh thất phẩm. Thời Nguyễn quan Chính tự làm nhiệm vụ dạy học. Lấy Hàn lâm viện Kiểm thảo, Đãi chiếu sung vào

Chiêu văn quán, Tú lâm cục: Theo Phạm Đình Hổ, thời Hồng Đức (1470-1497) đặt ra Sùng văn quán, Tú lâm cục. Con của các quan ở ban văn từ tam phẩm trở lên, được bổ làm học sinh Sùng văn quán. Con các quan từ ngũ phẩm tr?lên được bổ làm học sinh Tú lâm cục... nếu như nghiệp của họ không tinh, cho lui về làm quan viên tử.

Đến thời hậu Lê (từ Lê Trang Tông 1533-1548) trở đi đổi Sùng văn quán làm Chiêu văn quán, con các quan ở phẩm hàm cuối gọi là Tú lâm cục.

Công bộ : Là một trong sáu bộ, đặt từ thời Lê Nghi Dân. Công bộ đảm trách việc xây dựng thành hào, cầu cống, đường xá, tu sửa, xây dựng nhà sở; thi hành lệnh cấm về núi rừng, vườn tược, sông.

Biên chế Công bộ thời Nguyễn gồm: 1 Thượng thư, 2 Tả Hữu Tham tri, 2 Tả Hữu Thị lang, 3 Lang trung, 3 Viên ngoại, 4 Chủ sự, 4 Tư vụ, 8 chánh bát phẩm Thư lại.

Công bộ Thượng thư: Quan đứng đầu bộ Công, theo quan chế thời Hồng Đức và Bảo Thái cho hàm tòng nhị phẩm; thời Nguyễn cho hàm Chánh nhị phẩm, thuộc hàng Chánh khanh.

Đề điệu: Tên chức quan. Trong các kỳ thi Hội thời Lê có một quan đứng đầu trường thi (Chánh chủ khảo) là Đề điệu. Chức này thường dùng đại thần không kể quan văn hay võ. Thời Nguyễn nó dùng chức Đề điệu, thường củ người có khoa bảng giữ chức

Đô ngự sử:Thời Lê Thái Tổ theo quan chế thời Trần, đặt Ngự sử đài có các chức Thị ngự sử, Ngự sử trung thừa, Phó trung thừa, Giám sát ngư sử, Chủ bạ; sau đặt Đô ngự Sử, Phó đô ngự sử, Thiêm đô ngự sử cùng trưởng quan là Ngự sử đại phu. Đô ngư sử giữ phong hóa pháp độ, chức rất trọng. Thời Nguyễn chức quan đứng đầu Đô sát viện trật chánh nhị phẩm văn ban.

Đô đốc : Thời Quang Thái nhà Trần đặt chức Đô đốc ở các bộ. Năm Tân Ty (1461) bổ dụng Lê Lộng làm Đô đốc bình chương quân quốc trọng sự. Đô đốc kiêm chức Tế tướng. Năm Bính Tuất (1466) bắt đầu đặt quân 5 phủ: Trung quân phủ, Đông quân phủ, Tây quân phủ, Nam quân phủ, Bắc quân phủ. Gọi là ngũ quân Đô đốc phủ. Có các chức Tả Hữu Đô đốc, Đô đốc đồng tri, Đô đốc thiêm sự chuyển giữ việc quân. Quan chế thời Hồng Đức cho Tả Hữu Đô đốc trật tòng nhất phẩm.

Đô đốc phủ: Năm Đinh Sửu (1397) định lại quy chế về quan ngoài cấp bộ đặt phủ Đô đốc để trông coi.

Đô lại: Danh chức này định ra từ năm Đinh Dậu (1477). Thư lại sau 3 năm làm việc sung làm Đại lại, tiếp theo 3 năm nữa thăng là Điển lại, 3 năm nữa không phạm lỗi gì sẽ được thăng Đô Đạo các Thừa lệnh sở ở các nha phủ làm việc Bầu 3 năm thì thăng Đô lại

Đốc đồng:Theo Phan Huy Chú chức Đốc đồng đặt ra từ thời Lê trung hưng. ở các trấn đặt chức Đốc đồng; khám xét việc kiện cáo Chức Đốc đồng dùng quan tứ phẩm, ngũ phẩm trở xuống

Đồng tri phủ:Năm Bính Tuất (1466), bãi bỏ các lộ, trấn, đổi đặt là phủ. Đổi An phủ sứ làm Tri phủ. Trấn phủ sứ làm Đồng tri phủ. Theo quan chế thời Bảo Thái (1720-1729) Đồng tri phủ trật chánh thất phẩm.

Đông các hiệu thư:Theo quan chế thời Hồng Đức, năm Tân Mão (1471) đặt chức Đông các hiệu thư, trật chánh lục phẩm; vinh phong Mậu lâm lang ngang với Hàn lâm viện Thị thư.

Đồng tri châu: Thời Hồng Đửc đổi trấn làm châu, đổi Phòng ngụ làm Tri châu, Đồng Tri châu là Phó của Tri châu, cùng cai quản một châu. Quan chế thời Bảo Thái cho trật tòng bát phẩm.

Đốc học: Là Học quan cấp tỉnh thời Nguyễn. Năm Minh Mạng thứ 4 (1823) đặt chức Phó Đốc học ở một số nơi.

Đội trưởng: Tổ chức quân đội thời Nguyễn chia mỗi đội thành 50 người, đặt Cai đội 1 người, Đội trưởng và Ngoại uỷ Đội trưởng 2 người. Đội trưởng quân ở các tỉnh trật tòng thất phẩm.

Đồn điền sở. Lập sở đồn điền từ năm Tân Sửu (1481). Sở này có chức năng quản lý việc làm ruộng. Trưởng quan là Đồn điền sứ.

Đồn điền sở phó sứ. Là chức phó của Đồn điền sở sứ thời Lê.

Giáp: Là tổ chức quần chúng tự nguyện tập hợp những người đàn ông trong một làng, cùng lo việc tế thần và giúp nhau trong cuộc sống. Giáp có một Giáp trưởng do cả Giáp bầu ra. Giáp thường đặt tên theo phương hướng, theo số thứ tự, theo tên chữ. Giáp xuất hiện từ thời Hồng Đửc, nửa sau thế kỷ XV.

Giải nguyên.Người đỗ đầu trong kỳ thi Hương thời Nguyễn.

Giảng dụ: Là chức quan giảng dạy trong cung thời Bảo Thái, trật chánh cửu phẩm.

Giám sát ngự sử: Theo Phan Huy Chú: Thời Lê Thánh Tông đặt chức Giám sát ngự sử và 13 Giám sát ngự sử ở các đạo. Thời Lê trung hưng về sau theo đó không đổi. Ngự sử đài trông coi công việc của Ngụ sử 13 đạo. Giám sát ngự sử 13 đạo trật chánh thất phẩm.

Giám sinh: Là học sinh Quốc Tử Giám, đặt ra từ thời Lê. Theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục: Người nào thi Hương trúng 4 kỳ được sung vào học tại Quốc Tử Giám. Giám sinh chia làm 3 xá: Thượng xá sinh, trung xá sinh, hạ xá sinh. Thời Nguyễn những học sinh đã đỗ Cử nhân, chuẩn bị thi Hội được vào học ở Quốc Tử Giám.

Hàn lâm viện: Là tên cơ quan. Từ thời Lý đã đặt Hàn lâm viện và đặt chức Học sĩ. Nhà Lê cũng noi theo thời Lý-Trần đặt Hàn lâm viện có chức Phụng chỉ, Thị độc, Thị giảng, Trực học sĩ, Tri chế cáo, Đãi chế, Hiệu điểm. Sau lại đặt Đại học sĩ. Thời Lê Thánh Tông bỏ Đại học sĩ đặt Thừa chỉ, Thị độc, Thị giảng, Thị thư, Đãi chế, Hiệu lý, Tu soạn, Kiểm thảo, trật từ chánh tứ phẩm trở xuống. Nhà Nguyễn vẫn đặt Hàn lâm viện, tuy có thay đổi một số chức trong đó: Hàn lâm viện Chưởng viện học sĩ, Trực học sĩ, trật Chánh tam phẩm. Hàn lâm viện Thị độc học sĩ chánh tử phẩm trở xuống.

Hàn lâm viên biên tu:Chức này trong Viện Hàn lâm được đặt từ năm Minh Mạng thứ 8 (1827), trật chánh thất phẩm.

Hàn lâm viện Đãi chiếu: Nhà Lê đặt Hàn lâm, trong đó có chức Đãi chế. Nhà Nguyễn trong Viện Hàn lâm có chức thấp nhất tòng cửu phẩm gọi là Hàn lâm Đãi chiếu.

Hàn lâm viện Hiệu thảo: Theo quan chế thời Bảo Thái có chức Hàn lâm viện Hiệu thảo, trật tòng thất phẩm.

Hàn lâm viện Thị độc: Theo quan chế thời Hồng Đức, Hàn lâm viện Thị độc trật chánh ngũ phẩm. Thời Nguyễn cũng có chức quan Hàn lâm viện Thị độc.

Hình bộ Hữu Thị lang:Chức quan đứng hàng thứ ba trong bộ Hình thời Nguyễn, trật chánh tam phẩm. Thời Lê, Hữu Thị lang là chức phó của Thượng thư.

Hình bộ Tả Thị lang: Chức quan đứng thứ ba trong bộ Hình thời Nguyễn, trật chánh tam phẩm. ởthời Lê Tả Thị lang cũng là chức phó của Thượng thư.

Hình bộ Thượng thư: Là trưởng quan của bộ Hình. Theo quan chế thời Hồng Đức Thượng thư trật tòng nhị phẩm; thời Nguyễn chánh nhị phẩm.

Hiến sát sứ: Là trưởng quan của Hiến sát sứ ty. Theo quan chế thời Hồng Đức, chức Hiến sát sứ, Hiến sát phó sứ chức vụ là đàn hặc, xét hỏi, khám đoán, hội đồng kiểm soát, khảo khoá, tuần hành... Thời Bảo Thái, Hiến sát sứ hàm chánh lục phẩm.

Hiến sát phó sứ: Là chức quan thứ hai, sau Hiến sát sứ; theo quan chế thời Bảo Thái hàm chánh thất phẩm.

Hoàng giáp: Học vị gọi những người thi Đình đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân- đỗ thứ hai trong kỳ thi Đình.

Hộ bộ Hữu Thị lang: Chức quan dưới Thượng thư và Tham tri; có Tả, Hữu 2 người, trật chánh tam phẩm.

Hộ bộ Thượng thư: Trưởng quan của bộ Hộ, trật tòng nhị phẩm. Thời Nguyễn hàm chánh nhị phẩm.

Hoành từ khoa: Năm Đinh Hợi (1467) mở khoa Hoành từ để chọn nhân tài- văn hay học rộng. Quan từ tứ phẩm trở xuống đều được dự thi. Người nào trúng tuyển được vào học ở Bí thư giám.

Hội chủ: Người đứng chủ một hội như Hội thiện, Hội sãi vãi, thường làm các việc hưng công, trùng tu, xây dựng đình, chùa, quán... ở làng xã trước kia.

Hữu Thị lang: Là chức phó của Thượng thư thời Lê, trật tòng tam phẩm; có Tả, Hữu Thị lang. ởthời Nguyễn Tả, Hữu Thị lang đứng dưới chức Tả, Hữu Tham tri.

Hương cống: Học vị của người đỗ khoa thi năm Canh Thân (1740) thời chúa Nguyễn Phúc Khoát (1738- 1765). Khoa thi này có 4 kỳ, ai đỗ kỳ thứ 4 gọi là Hương cống, sẽ được bổ làm Tri phủ, Tri huyện, Huấn đạo.

Huấn đạo phủ: Đạt từ thời Lê. Thời Nguyễn phủ nào có Tri phủ thì đặt Giáo thụ, có Đồng Tri phủ thì đặt Huấn đạo 1 người. Huyện cũng đặt 1 Huấn đạo. Châu sát biên giới không đặt chức này. Huấn đạo ở các huyện thời Nguyễn thường là chánh thất phẩm, tòng thất phẩm, hoặc chánh bát phẩm văn giai.

Huyện thừa: Thời Quang Thuận, năm Canh Thìn (1460) đổi chức Chuyển vận sứ làm Tri huyện, Tuần sát làm Huyện thừa. Thời Hồng Đức Huyện thừa trật tòng thất phẩm.

Khán thủ:Là chức việc hàng xã đặt từ thời Lê; có trách nhiệm đảm bảo an ninh trong làng xã, giống như chức Trương tuần thời Nguyễn.

Khoa Sĩ vọng: Theo Lê Quý Đôn – Kiến văn tiểu lục, thì khoa thi Sĩ vọng cũng gọi là khoa Hoành từ (xem khoa Hoành từ), chỉ có Cống sĩ mới được dự thi, nhằm cất nhắc những sĩ tử có danh tiếng mà lâu nay bị chìm đắm, chưa được trọng dụng. Khoa Sĩ vọng đặt ra từ tháng 8 năm ất Sửu (1625).

Khoá sinh: Là học trò thi trúng cách lần thứ hai ở huyện, trong những kỳ thi chọn người đi thi Hương.

Kỳ Anh quán:Là nơi tụ hội của các hưu quan làng Mộ Trạch để bình thơ, văn hoặc sát hạch học trò trước kỳ thi Hương.

Lại bộ: Đặt từ thời Lê Nghi Dân năm Kỷ Mão (1459); là một trong sáu bộ. Các quan gồm có Thượng thư (đúng đầu) Tả Hữu Thị lang, Lang trung, Viên ngoại lang, Tư vụ. Thời Nguyễn quan chức Lại bộ gồm : 1 Thượng thư, 2 Tả Hữu Tham tri, 2 Tả Hữu Thị lang, 3 Lang trung, 3 Viên ngoại lang, 4 Chủ cự,  4 Tư vụ, 8 bát phẩm Thư lại, 8 cửu phẩm Thư lại và 50 vị nhập lưu Thư lại.

Lại bộ Tả Thị lang: Theo quan chế Nguyễn, đó là chức quan đứng hàng thứ ba trong bộ Lại, trật chánh tam phẩm, ngang hàng với quan Hữu Thị lang.

Lang y (Lương y): Người làm nghề thày thuốc trong dân gian.

Lễ bộ Thượng thư: Quan đứng đầu bộ Lễ (một trong 6 bộ thời Lê). Thời Hồng Đức cho hàm nhị phẩm, thời Nguyễn hàm chánh nhị phẩm. Thời Lê năm ất Mão (1675), định rõ chức vụ của 6 bộ; bộ Lễ đảm trách giữ việc Lễ nghi tế tự, khánh tiết, yến tiệc, trường học thi cử, ấn tín, phù hiệu, áo mũ, chương tấu biểu văn, sứ thần cống nạp, các quan chào mừng, tư thiên giám, thuốc thang, bói toán, đạo lục, đồng văn nhã nhạc, giáo phường. Quan chế thời Nguyễn, biên chế gồm: 1 Thượng thư, 2 Tả Hữu Tham tri, 2 Tả Hữu Thị lang, 3 Lang trung, 3 Viên ngoại, 4 Chủ sự, 5 Tư vụ, 7 Viên chánh bát phẩm Thư lại, 8 viên chánh cửu phẩm Thư lại và 50 vị nhập lưu Thư lại.

Lệnh sử: Theo Lịch triều hiện chương loại chí: Lệnh sử được quyền khám hỏi các việc lặt vặt của các xã dân kiện nhau. Việc quan hệ đến hình luật thì do quan có thẩm quyền xét xử.

Lý trưởng: Người đứng đầu hàng xã, giống như Xã quan- Xã trưởng trước đây. Chức Lý trưởng được đặt ra từ thời Minh Mạng (1820-1840) là người đứng đầu chính quyền cấp cơ sở của chế độ phong kiến và thực dân sau này.

Nhiêu nam: Là danh hiệu đặt từ thời Lê để gọi nam giới ở trong các làng xã đã ở tuổi 55-60 (được miễn phu phen tạp dịch). Hoặc dùng để tặng những người có công bắt được trộm cướp ở làng, tuy chưa đến tuổi trên.

Nho sinh: Theo Cương mục: Con cháu các quan viên được sung vào học ở Chiêu văn quán, hoặc Tú lâm cục gọi là Nho sinh.

Nho sinh trúng thức: Thời Lê chia học trò làm hai hạng gồm: Nho sinh trúng thức, Giám sinh và Nho sinh, Sinh đồ; tuỳ theo tài đức của mỗi hạng mà bổ dụng.

Nhập nội hành khiển: Đặt từ thời Lý, chuyên dùng hoạn quan ở chức đó. Đời Trần thời Thiệu Phong (1341-1357) dùng người có văn học giữ chức Nhập nội hành khiển: Chức này đứng sau chức Tể tướng.

Phó bảng: Học vị được đặt thêm từ năm Minh Mạng thứ 10 (1829). Phó bảng xếp sau Tiến sĩ, không được dự thi Đình. Tên được ghi vào bảng đỏ, không được khắc vào bia đá.

Phó tổng: Cấp phó của Chánh tổng được đặt từ thời Gia Long (1802- 1819). Tổng gồm từ 3 đến 5, 6 xã, Chánh tổng đứng đầu tổng. Phó tổng phụ tá cho Chánh tổng, được trật tòng cửu phẩm võ giai.

Phó câu kê: Là chức quan trong các phiên của phủ chúa Trình, trật tòng thất phẩm.

Phó sở sứ: Chức quan phó quản lý các sở như các sở đồn điền, sở tầm tang, điển mục... Bách ký sở.

Pháp môn phù thuỷ: Là người hành nghề cúng bái, ma thuật.

Phủ doãn: Chức quan đặt thời Lê, cai quản phủ Phụng Thiên (tức kinh đô Thăng long ) trật chánh ngũ phẩm. Thời Nguyễn đặt Phủ doãn phủ Thừa Thiên, trật chánh tam phẩm.

Phụ quốc Thượng tướng: Đặt từ thời Lý. Lý Thường Kiệt được phong Phụ quốc Thượng tướng quân khai quốc công.

Quan sử- Sử quan, người làm công việc biên chép sử thời phong kiến.

Quản giáp: Nhà Lý chia đặt bình thành từng giáp, mỗi giáp gồm 15 người; đặt 1 người Quản giáp.

Quận công: Theo quan chế thời Hồng Đức- Quận công về văn ban ngang chánh thất phẩm, võ ban tương tự. Thời Nguyễn Quận công là bậc thứ 4 trong tôn tước rất ít khi phong cho người còn sống; lấy tên Huyện làm tước danh; không ban thực ấp. Bậc này được chánh nhị phẩm. Có phủ đệ riêng với 1 Thư lại, 5 nhân viên phục vụ.

Quốc Tử Giám: Quốc Tử Giám lập từ thời Lý Nhân Tông năm 1076. Đây là nhà Quốc học- trường học đầu tiên ở nước ta.  Năm Quý Sửu (1253) Trần Thánh Tông cho đổi thành Quốc Học Viện, sau đổi là Thái Học Viện, làm nơi giảng dạy cho con em vua quan và học trò giỏi trong cả nước. Địa điểm tại Văn Miếu, Hà Nội nay. Quốc Từ Giám thời Trần có Tư nghiệp coi việc dạy Hoàng tử học tập. Quốc Tử Giám thời Lê có Tế tửu, Tư nghiệp, Ngũ kinh, Giáo thụ, Ngũ kinh học sĩ, Giám bạ. Học sinh trong Quốc Tử Giám là Giám sinh. Thời Nguyện Quốc Tử Giám dời vào kinh đô Huế.

Người trong họ Tôn Thất được chọn vào học ở Quốc Tử Giám gọi là Tôn sinh. Năm Gia Long thứ 3 (1804) đặt chức Đốc học bậc chánh tứ phẩm, Phó Đốc học, trật tòng tứ phẩm, quản lý Quốc Tử Giám. Năm Minh Mạng thứ 2 (1821) đổi đặt chức Tế tửu, Tư nghiệp bậc như cũ. Về sau Quốc Tử Giám đặt ở Di Luân Đường trong nội (thành) với hệ thống giảng đường, ký túc xá và nhà sách. Học sinh trường Quốc Tử Giám gồm: Tôn sinh do Tôn nhân phủ chọn; Cống sinh do các địa phương chọn; ấm sinh chọn từ các con quan; Cử nhân do bộ Lễ chọn vào học, năm sau cho dự kỳ thi Hội.

Sinh đồ. Theo Cương mục, người thi Hương trúng 3 kỳ gọi là Sinh đồ. Sinh đồ tương đương học vị Tú tài thời Nguyễn.

Sứ bộ: Chỉ các thành viên trong đoàn đi sứ nước ngoài trước đây.

Sử quán Tổng tài: Người đứng đầu biên soạn quốc sử trong Quốc Sử Quán triều Lê- Nguyễn.

Tả Bộc xạ: Thời Trần coi Tả Hữu bộc xạ là Hữu tướng quốc tức là Thái tế - Tể tướng.

Tả Đô đốc: Chức chỉ huy Bắc quân đặt thời Lê Thánh Tông, tước Bá.

Tả Thị lang: Đặt từ thời Quang Thuận (1460-1469). Thời Nguyễn 6 bộ đều đặt chức Tả Hữu Thị lang, trật chánh tam phẩm.

Tam trường: Kỳ thi Hương gồm tứ trường, ai đậu tam trường là Sinh đồ; đậu tứ trường được vào học Quốc Tử Giám.

Tập ấm: Chế độ nhà Nguyễn quy định con được kế thừa nghề của cha.

Tể tướng: Đặt từ thời Lê Hoàn năm Kỷ Mùi (995). Thời Lý Thái Tông (1028- 1054) đặt chức Phụ quốc Thái uý ngang chức Tể tướng. Thời Lê Thánh Tông bãi chức Tế tướng.

Thái bảo: Đặt từ thời Lý (1010). Đời Lê cũng có chức này, trật chánh nhất phẩm.

Thái bộc tự thiếu khanh: Chức đứng hàng thứ hai của Thái bộc tự; cơ quan giữ việc âm dương, bói toán. Thời Bảo Thái; trật chánh lục phẩm.

Thái y viện: Lập từ thời Lê. Có Viện đại sứ, Phó sứ, Ngự y, chánh phó thuộc bộ Lễ, chuyên trách việc chữa bệnh trong cung.

Tham chính:Đặt từ thời Nguyễn, trật tòng nhất phẩm.

Tham đốc: Đặt từ thời Hồng Đức, trật tòng nhị phẩm.

Tham nghị:Chức quan đại thần triều Nguyễn, trật tòng nhất phẩm.

Tham tri: Đặt từ thời Lê thế kỷ XV, coi việc sổ sách quân dân của một đạo. Theo quan chế thời Minh Mạng Tả Hữu Tham tri trật tòng nhị phẩm văn giai.

Tham tụng: Thời Hoàng Định (1600-1619) đặt chức Tham tụng làm việc trong phủ chúa. Tham tụng là Tể tướng.

Thị lang: Đặt từ thời Lý. Thời Hồng Đức có Tả, Hữu Thị lang, chức phó của Thượng thư, trật chánh tam phẩm.

Thí sai: Chức quan thời kỳ tập sự, sau 3 năm mới được bổ dụng

Thiêm sự: Đặt thời Lê Thái Tổ (1428: 1433) thuộc Mật viện, trật chánh ngũ phẩm. Thời Gia Long bỏ chức này.

Thiếu doãn phủ: Chức phó của Doãn (phủ) Phụng Thiên (Thăng Long), trật chánh lục phẩm.

Thông chính phó sứ: Chức quan hàng thứ hai ở cơ quan Thông chính sứ ty thời Nguyễn, trật tòng tam phẩm.

Thông chính sứ: Đứng đầu cơ quan Thông chính sứ ty, trật tòng tứ phẩm.

Thông lại:chức dưới Đề lại làm việc ở huyện thời Nguyễn. Mỗi phủ đặt 5-8 Thông lại, huyện 4-7 Thông lại.

Thông phán: Đặt từ đời Trần; thời Nguyễn, Thông phán, trật tòng ngũ phẩm.

Thư ký Hội đồng hương chính: Theo nghị định (ngày 12 tháng 8 năm 1921) của Thống sứ Bắc Kỳ về việc cải lương hương chính lần thứ nhất, quy định tại các làng xã Hội đồng kỳ mục sẽ được thay thế bằng Hội đồng tộc biểu hay còn gọi là Hội đồng hương chính. Hội đồng này do các họ cử người tham gia. Họ đông người có thể cử từ 2 đến 4 người; họ nhỏ cử 1 người. Hội đồng hương chính do Chánh hương hội đứng đầu, giúp việc có Phó hương hội, Trương tuần và Thư ký Hội đồng. Hội đồng tộc biểu tồn tại đến năm 1927 thì chính quyền bảo hộ lại phải khôi phục Hội đồng kỳ mục như trước kia. Cuộc cải lương hương chính của chính quyền bảo hộ thất bại.

Thừa chính sứ: Chức quan đặt từ thời Quang Thuận (1460- 1469). Năm Bính Tuất (1466) Lê Thánh Tông chia nước ta làm 12 đạo. Mỗi đạo đặt chức Đô ty và Thừa ty. Đặt chức Thừa chính sứ (trưởng quan) và Thừa chính phó sứ; dưới có Tham chính, Tham nghị.

Thừa tuyên sứ: Khoảng giữa thời Hồng Đức (1470- 1497) đặt 13 Thừa tuyên trong nước. Dùng đầu mỗi Thừa tuyên có Thừa tuyên sứ.

Thượng bảo khanh: Chức trưởng quan của Thượng bảo tự, thời Bảo Thái (1705- 1729) trật chánh ngũ phẩm. Thời Nguyễn trật tòng tam phẩm văn giai.

Thượng thư: Chức Thượng thư đặt từ thời Lý, chức quan đứng đầu phụ trách bộ, nhưng tên các bộ chưa rõ. Đến thời Trần ; Đại Khánh (1314- 1324) và Quang Thái (1388- 1398) mới đặt Thượng thư các bộ. Lê Thánh Tông đặt Thượng thư 6 bộ: Lại, Hình, Lễ, Công, Binh, Hộ. Thượng thư được ban an của bộ và trật tòng nhị phẩm.

Trạng nguyên: Người đỗ đầu trong kỳ thi thời Trần. Năm Đinh Mùi (1247) chính thức định ra Tam khôi: Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa. Đó là 3 người đỗ ở vị trí thứ nhất, nhì, ba trong kỳ thi Thái học sinh (kỳ thi Đình từ thời Lê về sau).

Trạng Trình: Nguyễn Bình Khiêm đỗ Trạng nguyên khoa thi năm ất Mùi (1535). Ông làm quan với nhà Mạc đến chức Thượng thư bộ Lại, Thái phó, tước Trình Quốc công. Vì thế ông được gọi là Trạng Trình.

Trấn thủ: Chức quan đứng đầu các trấn thời cuối Lê đầu Nguyễn (cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX), khi chưa đặt cấp tỉnh.

Tri châu: Chức quan làm việc bên ngoài kinh đô đặt từ thời Lý Thái Tông (1028- 1054). Thời Quang Thuận đổi Phòng ngự sứ làm Tri châu, trật tòng thất phẩm. Thời Nguyễn bắt đầu dùng Thổ Tri châu. Từ năm 1836 Minh Mạng áp đặt chế độ lưu quan ở miền núi, trật chánh lục phẩm đến chánh ngũ phẩm.

Tri huyện: Trưởng quan cấp huyện thời Nguyễn.

Tri phủ: Thời Trần đặt cấp hành chính gọi là phủ. Phủ do lộ quản. Trưởng quan có Tri phủ, phó chức là Tri phủ đồng tri. Năm Minh Mạng thứ 3 (1822) đặt Tri phủ, Tri huyện mỗi hạt một viên. Có nơi đặt Đồng Tri phủ, trật chánh lục phẩm.

Triều liệt đại phu: Tên thuỵ ban cho chức quan trật tòng tứ phẩm văn giai thời Nguyễn.

Tú tài: Người tham dự thi Hương thời Nguyễn, đỗ tam trường thì gọi là Tú tài.

Tuần kiểm sứ: Chức quan coi cửa ải, đặt từ năm Mậu Thân (1488) thời Lê Thánh Tông.

Tuần phủ: Chức quan đứng đầu tỉnh thời Nguyễn.

Tư huấn: Chức trưởng quan của Tú lâm cục, Chiêu văn quán và Sùng văn quán thuộc Viện Hàn lâm.

Tư nghiệp, Tế tửu: Xem - Quốc Tử Giám.

Tự thừa: Chức quan coi việc giữ đền miếu ở các tỉnh và kinh đô, đặt từ thời Minh Mạng (1820-1840).

Viên ngoại lang: Chức quan đặt từ thời Trần, làm công việc ngoại giao. Thời nguyễn Viên ngoại lang đứng háng thứ hai mỗi ty, sau chức Lang trung, trật chánh ngũ phẩm văn giai.

Vinh lộc đại phu: Chức tản quan bên ngạch văn, võ thời Lê. Nhà Nguyễn lấy thuỵ hiệu đó phong cho các quan trật tòng nhất phẩm.

Vệ uý: Chức quan võ chỉ huy các vệ Cẩm y, Kim ngô, Vệ loan giá thời Nguyễn.

Xã chính: Chức quan đứng đầu hàng xã thời Lê.

Xã sử: Chức phó, giúp việc cho xã Trưởng thời Lê.

Xã trưởng: Chức quan đứng đầu hàng xã thời Lê.