Làm Giấy Miễn Nghĩa Vụ Quân Sự

Làm Giấy Miễn Nghĩa Vụ Quân Sự

Gia đình ông Nghĩa có 2 anh em trai, anh trai sinh năm 1988, trước đó có đi học đại học nên được hoãn, sau đó có đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự nhưng không trúng và gia đình ông chưa xin miễn nghĩa vụ quân sự cho anh trai lần nào. Đến nay, anh của ông đã qua độ tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự.

Gia đình ông Nghĩa có 2 anh em trai, anh trai sinh năm 1988, trước đó có đi học đại học nên được hoãn, sau đó có đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự nhưng không trúng và gia đình ông chưa xin miễn nghĩa vụ quân sự cho anh trai lần nào. Đến nay, anh của ông đã qua độ tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự.

Các bệnh được miễn nghĩa vụ quân sự

Căn cứ tại Mục III Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 105/2023/TT-BQP quy định các bệnh được miễn nghĩa vụ quân sự, không nhận vào quân thường trực, gồm:

Các bệnh lý ác tính (U ác, bệnh máu ác tính)

C00 đến C97; D00 đến D09; D45 đến D47

Người khuyết tật mức độ đặc biệt nặng và nặng

Như vậy, công dân đang trong độ tuổi gọi nhập ngũ nhưng mắc phải 01 trong các căn bệnh trên thì sẽ được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự.

Bệnh nào được miễn nghĩa vụ quân sự? Khi nào khám nghĩa vụ quân sự? (Hình từ Internet)

Căn cứ Điều 40 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định như sau:

Theo quy định nêu trên thì thời gian khám nghĩa vụ quân sự sẽ bắt đầu từ ngày 01/11 đến hết ngày 31/12 hằng năm. Do đó, thời gian khám nghĩa vụ quân sự trong năm 2024 sẽ là từ ngày 01/11/2024 đến hết ngày 31/12/2024.

Công dân cần theo dõi thông báo từ địa phương để biết cụ thể thời gian khám nghĩa vụ quân sự tại địa phương của mình.

Trường hợp nào được miễn nghĩa vụ quân sự?

Căn cứ vào khoản 1 và khoản 2 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 được bổ sung bởi điểm c  khoản 1 Điều 49 Luật Dân quân tự vệ 2019 thì tạm hoãn nghĩa vụ quân sự và miễn nghĩa vụ quân sự trong những trường hợp sau đây:

- Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe;

- Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;

- Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;

- Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân;

- Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định;

- Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;

- Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.

- Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;

- Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;

- Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;

- Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân;

- Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.

Bên cạnh đó, nếu công dân thuộc trường hợp được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự nhưng không còn lý do tạm hõa nữa thì sẽ được gọi nhập ngũ.

Bác Hồ đã từng nói Quân đội là “trường học lớn” để lớp lớp thế hệ thanh niên phấn đấu rèn luyện, trưởng thành. Được phục vụ trong môi trường quân đội, cống hiến sức trẻ bảo vệ Tổ quốc là niềm vinh dự, tự hào của mỗi công dân. Môi trường quân ngũ với đặc tính thống nhất, kỷ luật nghiêm minh, tinh thần tập thể và tình đồng chí, đồng đội… là điều kiện tốt để mỗi thanh niên phấn đấu rèn luyện, không ngừng hoàn thiện nhân cách, phát triển toàn diện. Điều này không những thuận lợi cho thanh niên trong thời gian phục vụ quân ngũ, mà còn giúp tích lũy hành trang cho tương lai sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự.

Hơn nữa, thực hiện nghĩa vụ quân sự là tham gia, đóng góp một phần sức lực của mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước của Đảng và toàn dân tộc, trong đó hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” luôn đi đầu và được xem là tấm gương sáng cho mọi thế hệ thanh niên Việt Nam noi theo. Vì vậy, mỗi thanh niên khi thực hiện nghĩa vụ quân sự lên đường nhập ngũ vừa là niềm vinh dự, vừa là nghĩa vụ, trách nhiệm của bản thân đối với đất nước.

Theo Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự. Khi tham gia nghĩa vụ quân sự, Hạ sĩ quan, binh sĩ có các nghĩa vụ: Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Sẵn sàng chiến đấu, hy sinh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao và thực hiện nghĩa vụ quốc tế; bảo vệ tài sản và lợi ích của Nhà nước, cơ quan, tổ chức; Bảo vệ tính mạng, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của Nhân dân; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội theo quy định của pháp luật; Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Điều lệnh, Điều lệ của Quân đội nhân dân; Học tập chính trị, quân sự, văn hóa, khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ; rèn luyện tính tổ chức, ý thức kỷ luật và thể lực; nâng cao bản lĩnh chính trị, bản lĩnh chiến đấu.

Mỗi công dân Việt Nam ngay từ khi sinh ra đã mang trong mình nghĩa vụ với đất nước mà đặc biệt là nghĩa vụ quân sự. Đó không chỉ là nghĩa vụ với hiện tại và tương lai trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc mà còn là trách nhiệm bảo vệ thành quả cách mạng của những bậc cha ông đi trước – những người đã ngã xuống vì nền hòa bình, độc lập dân tộc và hạnh phúc cho nhân dân. Được hưởng thành quả của thế hệ đi trước đã dày công xây dựng, vun đắp, mỗi thanh niên sẵn sàng tham gia nghĩa vụ quân sự chính là thể hiện nghĩa vụ cao cả và lòng biết ơn sâu sắc với Tổ quốc và dân tộc.

Bên cạnh đó, ở môi trường quân ngũ, thanh niên có cơ hội học tập những đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về quốc phòng, an ninh, về chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; được tiếp thu những kiến thức chính trị, quân sự, văn hóa, khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ hữu ích cho bản thân.

Từ đó, nâng cao nhận thức, ý thức cảnh giác cách mạng, có lập trường chính trị vững vàng trước những luận điệu xuyên tạc của kẻ thù và thông tin, tuyên truyền đến mọi người để cùng tham gia bảo vệ Tổ quốc. Được học tập, rèn luyện ở môi trường quân ngũ giúp thanh niên ngày càng rắn rỏi, trưởng thành hơn, sẵn sàng đối mặt, vượt qua thử thách trong cuộc sống. Môi trường quân đội còn tôi luyện cho tuổi trẻ sự tự giác, khuôn phép, ý thức, nền nếp, chỉnh chu, biết quan tâm, sẻ chia với mọi người.

Như vậy, có thể hiểu nghĩa vụ quân sự (quân dịch) là nghĩa vụ về quốc phòng mà công dân cần thực hiện trong quân đội dưới hình thức phục vụ tại ngũ hoặc phục vụ trong ngạch dự bị nếu đáp ứng các điều kiện tuyển chọn quân. Việc quản lý hoạt động tham gia nghĩa vụ quân sự tại Việt Nam đang được thực hiện theo Luật nghĩa vụ quân sự 2015 do Quốc hội ban hành.

Nghĩa vụ quân sự trong tiếng Anh là Military service.