Trung Tâm Kỹ Năng Sống Giá Trị Việt

Trung Tâm Kỹ Năng Sống Giá Trị Việt

Kỹ năng sống là tập hợp các hành vi tích cực và khả năng thích nghi cho phép mỗi cá nhân đối phó hiệu quả với các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày;[1] nói cách khác là khả năng tâm lý xã hội.[2] Đó là tập hợp các kỹ năng mà con người tiếp thu qua giáo dục hoặc trải nghiệm trực tiếp được dùng để xử lý các vấn đề và câu hỏi thường gặp trong đời sống con người. Các chủ đề rất đa dạng tùy thuộc vào chuẩn mực xã hội và mong đợi của cộng đồng. Kỹ năng sống có chức năng đem lại hạnh phúc và hỗ trợ các cá nhân trở thành người tích cực và có ích cho cộng đồng.

Kỹ năng sống là tập hợp các hành vi tích cực và khả năng thích nghi cho phép mỗi cá nhân đối phó hiệu quả với các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày;[1] nói cách khác là khả năng tâm lý xã hội.[2] Đó là tập hợp các kỹ năng mà con người tiếp thu qua giáo dục hoặc trải nghiệm trực tiếp được dùng để xử lý các vấn đề và câu hỏi thường gặp trong đời sống con người. Các chủ đề rất đa dạng tùy thuộc vào chuẩn mực xã hội và mong đợi của cộng đồng. Kỹ năng sống có chức năng đem lại hạnh phúc và hỗ trợ các cá nhân trở thành người tích cực và có ích cho cộng đồng.

Đối tượng nào được áp dụng quy định về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Quy định về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa Ban hành kèm theo Thông tư 04/2014/TT-BGDĐT về đối tượng áp dụng:

+ Các nhà trẻ, nhóm trẻ; trường, lớp mẫu giáo, trường mầm non; trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú, dự bị đại học, trường chuyên, trường năng khiếu, trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học; các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm ngoại ngữ, tin học, và trung tâm học tập cộng đồng (sau đây gọi chung là các cơ sở giáo dục) có liên quan đến hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa;

+ Các doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp có đăng ký hoạt động trong lĩnh vực giáo dục; các trung tâm thuộc các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp (sau đây gọi chung là các đơn vị) có liên quan đến hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa tại các cơ sở giáo dục.

Điều kiện để thành lập Trung tâm đào tạo kỹ năng sống cần những gì?

Điều kiện để thành lập Trung tâm đào tạo kỹ năng sống

Đối chiếu với trường hợp của chị, chị muốn thành lập Trung tâm đào tạo kỹ năng sống thì:

- Trước hết, chị phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp có đăng ký ngành nghề phù hợp với nội dung cần xin giấy phép và phải đáp ứng các điều kiện hoạt động theo quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6 Quy định về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa Ban hành kèm theo Thông tư 04/2014/TT-BGDĐT quy định quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ hành chính, cụ thể như sau:

- Có phòng học, phòng chức năng có đủ ánh sáng, đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh trường học theo quy định.

- Thiết bị dạy học phải bảo đảm an toàn, phù hợp với nội dung dạy học, hoạt động và tâm lý lứa tuổi người học.

Thứ hai, về giáo viên, báo cáo viên, huấn luyện viên:

- Có phẩm chất đạo đức tốt; không trong thời gian bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm; am hiểu các lĩnh vực kỹ năng sống hoặc hoạt động giáo dục có liên quan.

Thứ ba, giáo trình, tài liệu quy định

Có đủ giáo trình, tài liệu do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành hoặc phê duyệt. Nếu giáo trình, tài liệu tự lựa chọn hoặc tự xây dựng thì phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động hoặc cơ quan xác nhận đăng ký hoạt động theo quy định tại Điều 7, Điều 8 của Quy định này chấp thuận; đảm bảo yêu cầu, có nội dung phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam, không trái với các quy định của pháp luật.

Thẩm quyền, hồ sơ, trình tự, thủ tục mở trung tâm giáo dục kỹ năng sống gồm những gì?

Sau đó, doanh nghiệp phải xin cấp phép hoạt động theo quy định tại Điều 7 Quy định về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa Ban hành kèm theo Thông tư 04/2014/TT-BGDĐT:

Về thẩm quyền cấp phép hoạt động: Giám đốc sở giáo dục và đào tạo cấp phép hoạt động

Về hồ sơ đề nghị cấp phép hoạt động bao gồm:

- Tờ trình đề nghị cấp phép hoạt động giáo dục kỹ năng sống, hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa. Nội dung tờ trình nêu rõ: mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung đào tạo, bồi dưỡng; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm, tổ chức bộ máy, tài chính và các nguồn lực khác; cam kết đảm bảo an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường, thực hiện nghiêm túc quy định của các cấp quản lý nơi tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa;

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

- Danh sách, lý lịch trích ngang kèm theo các minh chứng hợp lệ về ban lãnh đạo, các giáo viên, huấn luyện viên, báo cáo viên (ghi rõ họ tên, trình độ học vấn, chức vụ, nghề nghiệp, năng lực sư phạm và am hiểu các lĩnh vực kỹ năng sống hoặc hoạt động giáo dục có liên quan) tham gia tổ chức và thực hiện các hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa;

- Kế hoạch hoạt động, giáo trình, tài liệu giảng dạy, huấn luyện.

Về trình tự, thủ tục cấp phép hoạt động:

- Doanh nghiệp nộp hồ sơ xin cấp phép gửi cho cơ quan có thẩm quyền cấp phép;

- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp phép tiến hành thẩm định hồ sơ, kiểm tra các điều kiện hoạt động để quyết định cấp phép hoặc không cấp phép. Trường hợp không đồng ý cấp phép, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Về thời hạn cấp phép: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (bao gồm cả thời gian thẩm định hồ sơ, thẩm định điều kiện cơ sở vật chất).

( Vui lòng sử dụng trình duyệt Chrome hoặc Safari )