Qua phương pháp “chơi mà học”, các em sẽ được tiếp cận những kiến thức Tiếng Anh bằng việc chơi những trò chơi đơn giản mà thú vị. Không chỉ dùng để sử dụng chơi một mình, các em cũng có thể chơi cùng bạn bè, thầy cô và bố mẹ. Nhờ đó, vốn hiểu biết Tiếng Anh cũng như kỹ năng hoạt động xã hội, tập thể của các em cũng sẽ phát triển hơn.
Qua phương pháp “chơi mà học”, các em sẽ được tiếp cận những kiến thức Tiếng Anh bằng việc chơi những trò chơi đơn giản mà thú vị. Không chỉ dùng để sử dụng chơi một mình, các em cũng có thể chơi cùng bạn bè, thầy cô và bố mẹ. Nhờ đó, vốn hiểu biết Tiếng Anh cũng như kỹ năng hoạt động xã hội, tập thể của các em cũng sẽ phát triển hơn.
Khi tham gia các trò chơi học tiếng Anh cho trẻ em, trẻ có cơ hội thể hiện bản thân nhiều hơn. Trò chơi tạo không khí vui vẻ, thoải mái, giúp trẻ hào hứng bộc lộ cá tính, quan điểm cũng như suy nghĩ của mình. Việc sử dụng tiếng Anh thường xuyên trong các trò chơi khiến trẻ tự tin hơn mỗi khi vận dụng tiếng Anh trong cuộc sống hàng ngày.
Mục đích: Giúp trẻ ôn tập và hệ thống từ vựng.
Trò chơi này đòi hỏi số lượng các bé tham gia ít nhất từ 6 bé trở lên.
Tùy theo số lượng người, bạn chia thành 2 hoặc 3 đội, mỗi đội ít nhất 3 bé.
Mỗi đội sẽ lần lượt cử 1 thành viên lên ngồi trên ghế nóng. Thành viên này sẽ ngồi hướng mặt về phía dưới, lưng quay về phía bảng.
Người quản trò lần lượt viết 1 từ vựng lên bảng. Các thành viên còn lại trong đội sẽ thay nhau miêu tả từ đó bằng cách dùng hành động hoặc dùng các từ tương tự. Nguyên tắc của trò chơi là miêu tả nhưng không được nhắc đến từ khóa được viết trên bảng. Thành viên của đội nào đoán được nhiều từ khóa hơn thì đội đó chiến thắng.
Tùy vào độ tuổi của nhóm trẻ mà trò chơi này sẽ có chút khác biệt. Nếu trẻ còn nhỏ, bạn có thể cho những từ vựng đơn giản và chỉ miêu tả bằng hành động. Bạn nên chọn những từ vựng cụ thể và dễ diễn đạt như các con vật, hành động, cảm xúc.
Ở các nhóm bé lớn hơn, bạn có thể yêu cầu bé diễn đạt từ khóa bằng tiếng Anh. Quy tắc vẫn là không được nhắc đến từ khóa đang được diễn tả.
Để việc áp dụng hình thức học mà chơi, chơi mà học hiệu quả, ba mẹ có thể tham khảo một số lưu ý sau:
• Phương pháp học qua trò chơi không thay thế hoàn toàn cách học truyền thống. Các giờ học nghiêm túc vẫn là cách học cần thiết để giúp trẻ tiếp thu kiến thức. Ba mẹ chỉ nên xen kẽ trò chơi giữa các buổi học để đạt hiệu quả tốt nhất.
• Đối với các ứng dụng học tiếng Anh trên thiết bị điện tử, ba mẹ cần kiểm soát thời gian học của trẻ. Việc tiếp xúc với thiết bị điện tử trong thời gian quá lâu sẽ không tốt cho mắt của trẻ. Bên cạnh đó, trẻ dễ sa đà vào các ứng dụng giải trí khác trong quá trình học.
• Ba mẹ nên chọn những trò chơi tiếng Anh cho trẻ em phù hợp với độ tuổi và nhu cầu của trẻ. Nếu chọn những trò chơi quá khó, trẻ sẽ không đáp ứng được yêu cầu. Ngược lại, trò chơi quá dễ cũng khiến trẻ chóng chán.
Các trò chơi tiếng Anh cho trẻ em giúp trẻ vừa thư giãn vừa ôn tập kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên. Tuy nhiên, các trò chơi này thường cần không gian và số lượng trẻ nhất định. Ngoài ra, người quản trò cũng cần có vốn tiếng Anh và kỹ năng tốt để dẫn dắt. Để con học tiếng Anh theo phương pháp Play Based-learning, ba mẹ có thể cho bé học tại ILA, chương trình Jumpstart dành cho bé 3-6 tuổi với đa dạng hoạt động tương tác, giúp con “ngấm” tiếng Anh từ từ.
Mục đích: Luyện tập kỹ năng nghe và ghi nhớ từ vựng.
Bạn chuẩn bị cho mỗi bé 1 tờ giấy có các ô vuông chứa từ, cụm từ hoặc tranh ảnh phù hợp với chủ đề từ vựng cần ôn tập. Ở mỗi tờ giấy, bạn xáo trộn từ theo thứ tự khác nhau để không tờ nào giống tờ nào.
Bạn đọc to từ vựng hoặc cụm mô tả nội dung bức tranh. Nhiệm vụ của trẻ là tìm ô vuông tương ứng với nội dung được nghe. Nếu các ô vuông tìm được xếp liên tục thành hàng ngang/dọc hoặc chéo trong bảng thì bé sẽ giành chiến thắng.
Trò chơi cho trẻ học tiếng Anh Bingo có thể chơi theo hình thức 2 bé chung 1 đội. Khi chơi chung, trẻ sẽ học được kỹ năng kết hợp và làm việc nhóm.
Các trò chơi tiếng Anh đòi hỏi trẻ vừa phải có vốn tiếng Anh, vừa phải có phản xạ tốt để hoàn thành nhiệm vụ. Trẻ cần tiếp nhận thông tin nhanh và phản xạ liên tục, trong thời gian ngắn. Từ đó, não bộ sẽ hình thành kỹ năng phản xạ tiếng Anh một cách tự nhiên.
Các trò chơi cho trẻ học tiếng Anh sẽ hỗ trợ trẻ ôn luyện và thực hành 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Cụ thể:
Mục đích: Rèn luyện kỹ năng nghe nói, ôn tập từ vựng, ngữ pháp.
Trò chơi này áp dụng cho trẻ lớp lớn với vốn từ vựng và khả năng nói tiếng Anh nhất định.
Bạn viết lên giấy một từ vựng về một vấn đề nào đó, liên quan đến nội dung đã học gần đây. Sau đó, bạn dán từ vựng này lên lưng trẻ. Mỗi trẻ sẽ được dán một từ vựng khác nhau và trẻ không tự nhìn thấy từ của mình.
Trẻ cần tương tác với các bạn để biết được từ vựng dán sau lưng mình. Ví dụ, trẻ được dán chữ “hungry” (đói bụng) sau lưng. Với từ khóa này, trẻ thường sẽ nhận được các lời khuyên như cần ăn cơm, ăn bánh, uống sữa. Nhiệm vụ của trẻ là phải thông qua các gợi ý, tìm đúng từ khóa của mình.
Mục đích: Giúp trẻ học cách đặt câu bằng tiếng Anh.
Trò chơi này thường được áp dụng trong lớp học.
Giáo viên sẽ vẽ nhiều vòng tròn to lên bảng. Bên trong vòng tròn sẽ có từ vựng tiếng Anh, đi kèm với số điểm cho mỗi từ.
Các bé được bố trí đứng cách bảng ít nhất 2m, tùy vào không gian lớp học. Lần lượt từng bé dùng bóng nhỏ ném vào các vòng tròn trên bảng. Ném trúng vòng tròn nào, bé sẽ đặt câu tiếng Anh chứa từ vựng trong đó. Sau khi hoàn thành câu đúng ngữ pháp, bé sẽ được số điểm tương ứng.
Người nào giành được điểm số cao nhất qua các vòng chơi sẽ chiến thắng.
Mục đích: Giúp trẻ tự tin nói tiếng Anh và yêu thích việc học tiếng Anh.
Bạn cho trẻ nghe và hát theo những bài hát tiếng Anh ngắn, giai điệu vui nhộn, từ vựng đơn giản. Sau đó, bạn mở lại bài hát và bấm dừng ở một vài từ, cụm từ dễ đoán. Bé nào hát đúng câu hát còn thiếu đó sẽ là người chiến thắng.
Một số bài hát tiếng Anh cho trẻ mà bạn có thể tham khảo như:
Mục đích: Rèn kỹ năng nghe, nói tiếng Anh và làm việc nhóm.
Đây là trò chơi yêu cầu chia đội, nên bạn cần số lượng trẻ nhất định để thực hiện.
Đầu tiên, bạn hãy thiết kế một mê cung trong phòng chơi. Mê cung thường gồm điểm xuất phát, đích đến, các mũi tên chỉ dẫn, số thứ tự các ô bước đi, chướng ngại vật.
Tiếp theo, bạn chia trẻ thành từng cặp, mỗi cặp là một đội. Trong cặp sẽ có 1 trẻ bịt mắt đi trong mê cung, trẻ còn lại làm nhiệm vụ hướng dẫn.
Trẻ hướng dẫn sẽ vừa dắt tay bạn bịt mắt, vừa đọc các câu lệnh bằng tiếng Anh như: đi thẳng về trước, rẽ trái, rẽ phải, bước bao nhiêu bước, nhảy lên. Đội nào có thời gian về đích ngắn nhất, đội đó sẽ giành chiến thắng.
Lưu ý: Bạn nên bố trí mê cung hợp lý, ít chướng ngại vật nguy hiểm để đảm bảo an toàn cho trẻ khi tham gia trò chơi này nhé.
Các trò chơi tiếng Anh cho trẻ em thường được thiết kế sinh động, thú vị, lồng ghép kiến thức khéo léo. Khi học tiếng Anh qua trò chơi, trẻ sẽ không có cảm giác “bị bắt học”. Thay vào đó, trẻ được tiếp xúc với nhiều hình ảnh, màu sắc, âm thanh sống động. Vận dụng các trò chơi học tiếng Anh cho trẻ em giúp bé giải tỏa căng thẳng sau những giờ học áp lực. Từ đó, trẻ sẽ cảm thấy hứng thú và yêu thích việc học tiếng Anh hơn.