Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong quý I/2024 đã khởi sắc trở lại sau năm 2023 nhiều biến động, khó khăn.
Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong quý I/2024 đã khởi sắc trở lại sau năm 2023 nhiều biến động, khó khăn.
Theo báo cáo từ Vitas, thị trường đứng đầu trong xuất khẩu dệt may của Việt Nam vẫn là thị trường Mỹ, với hơn 11 tỷ USD; thứ 2 là Nhật Bản khoảng 3 tỷ USD; Hàn Quốc 2,43 tỷ USD; EU gần 2,9 tỷ USD… Đây là 4 thị trường trọng điểm của dệt may Việt Nam.
Bên cạnh đó, về mặt hàng, các doanh nghiệp đã thay đổi rất nhiều, có sự đa dạng hơn với 36 mặt hàng may mặc; trong đó, các mặt hàng như: Đồ bảo hộ lao động, bộ comple, quần áo y tế, quần jeans lại tăng nhanh. Việc đa dạng thị trường, đa dạng mặt hàng và khách hàng, đối tác là bước tiến cho việc dệt may Việt Nam giảm phụ thuộc vào những thị trường lớn. Những thị trường trước đây không nhập khẩu thì nay đã nhập khẩu của Việt Nam, tạo vị thế cho Việt Nam trên thị trường toàn cầu.
Trên cơ sở phân tích, dự báo bối cảnh tình hình trong nước, quốc tế, Vitas xây dựng mục tiêu toàn ngành năm 2024 đạt kim ngạch xuất khẩu 44 tỷ USD.
Ông Vũ Đức Giang thông tin thêm, Vitas sẽ tiếp tục sát cánh cùng doanh nghiệp, lấy lợi ích của doanh nghiệp dệt may làm trọng tâm. Cụ thể: Thực hiện tốt vai trò kết nối các doanh nghiệp trong nước với nhau và với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài hình thành chuỗi cung ứng, mở rộng thị trường xuất khẩu; phối hợp với các tổ chức quốc tế uy tín triển khai các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp về quản trị, chuyển đổi xanh, công nghệ mới, thiết kế, xây dựng thương hiệu…; thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại trong và ngoài nước tạo cơ hội cho doanh nghiệp Việt giao lưu, quảng bá hình ảnh; truyền tải kịp thời thông tin về ngành, kinh tế-xã hội trong nước và thế giới đến Hội viên. Đặc biệt, Vitas luôn phát huy vai trò là cầu nối hiệu quả giữa cơ quan quản lý Nhà nước với khối doanh nghiệp dệt may, phản ánh những vướng mắc về cơ chế chính sách, làm tốt vai trò là thành viên Hội đồng tiền lương quốc gia, Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng.
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Kinh tế xem các tin, bài liên quan.
Bên cạnh những thị trường xuất khẩu chủ lực như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc vẫn duy trì mức tăng trưởng so với cùng kỳ, hiện tại thị trường ASEAN, Nga, Canada,… đang là điểm sáng tiềm năng để doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu hàng hóa.
Thời điểm hiện tại, tín hiệu đơn hàng của các doanh nghiệp dệt may trong nước khá tích cực. Việt Nam là nước duy nhất trong bốn quốc gia xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới có thị phần tăng trưởng ở các quốc gia. Trong đó, thị trường Mỹ tăng từ 17,6% lên 18,3%, đứng đầu ở thị phần Mỹ; châu Âu tuy nhập khẩu dệt may giảm khoảng 5,5% nhưng xuất khẩu dệt may của Việt Nam vẫn giữ được thị phần ở thị trường này khoảng 4,4%,…
Theo Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Dệt may-đầu tư-thương mại Thành Công (TCM) Trần Như Tùng, tổng doanh thu của đơn vị trong bảy tháng qua đạt hơn 91,4 triệu USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2023, đạt 58% kế hoạch năm; lợi nhuận sau thuế đạt hơn 7 triệu USD, tăng 32% so cùng kỳ năm 2023 và đạt 102% kế hoạch năm.
Doanh thu của doanh nghiệp đến từ ba mảng chính, trong đó, dệt may chiếm 80,3%, vải chiếm 13,4% và sợi chiếm 5,3%. Hiện tại, đơn vị đã nhận 90% kế hoạch doanh thu cho đơn hàng quý III và 82% kế hoạch doanh thu đơn hàng quý IV.
“Năm 2024, công ty đặt mục tiêu doanh thu đạt khoảng 3.707 tỷ đồng (157,7 triệu USD), tăng 12%; lợi nhuận sau thuế đạt 161,2 tỷ đồng (6,68 triệu USD), tăng 21% so với năm 2023. Thời gian tới, đơn vị tiếp tục triển khai các giải pháp nhằm tăng đầu tư, gia tăng đơn hàng và thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa, đồng thời nỗ lực giữ vững việc làm, thu nhập cho người lao động.
Bên cạnh xuất khẩu những sản phẩm truyền thống, doanh nghiệp cũng đẩy mạnh đa dạng hóa sản phẩm thân thiện với môi trường, tái chế và những sản phẩm có giá trị cao nhằm nâng cao chuỗi giá trị, mở rộng khách hàng tại các thị trường còn nhiều dư địa để gia tăng doanh thu xuất khẩu”, ông Trần Như Tùng nhấn mạnh.
Thời gian qua, doanh nghiệp dệt may gặp nhiều khó khăn do biến động lao động bất thường so với mọi năm. Nguyên nhân chủ yếu là do xu hướng đi xuất khẩu lao động và cạnh tranh lao động từ các doanh nghiệp FDI trong khu vực, mặc dù mặt bằng lương, thu nhập của người lao động ngành dệt may liên tục được cải thiện. Bên cạnh đó, áp lực giao hàng và giá chưa cải thiện cũng ảnh hưởng đến hiệu quả của doanh nghiệp.
Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) Lê Tiến Trường chia sẻ, với quy mô xuất khẩu đứng thứ ba thế giới, sử dụng hơn 2 triệu lao động, kim ngạch xuất khẩu hằng tháng phải đạt từ 3,5 đến 4 tỷ USD, cho nên những ảnh hưởng của thị trường thế giới sẽ tác động lớn tới xuất khẩu dệt may Việt Nam. Tuy nhiên, tám tháng qua, xuất khẩu dệt may Việt Nam khá tốt, đặc biệt trong tháng 7 và tháng 8, mỗi tháng kim ngạch xuất khẩu đạt từ 4,2 đến 4,4 tỷ USD, là mức xuất khẩu cao nhất kể từ tháng 8/2022 trở lại đây.
Hiện tình hình kinh tế vĩ mô khá sáng sủa, lượng tồn kho của các hãng thời trang giảm xuống đang cho thấy tín hiệu tích cực về đơn hàng dệt may trong những tháng cuối năm. Lạm phát ở Mỹ thấp, đã có tín hiệu một đợt giảm lãi suất vào tháng 9 của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), có thể cuối năm sẽ có một đợt giảm lãi suất nữa. Lãi suất của Anh vừa giảm lần thứ 2 vào ngày 1/8 kể từ tháng 3/2020 với mức giảm 0,25%, hy vọng sức cầu của thị trường sẽ tăng lên.
Cùng với đó, mức giảm tồn kho của các hãng thời trang lớn trên thế giới cũng khá tích cực trong quý II vừa qua, đơn cử Nike giảm tới 11%, Levi’s giảm 7%, kết quả kinh doanh cũng như lợi nhuận của các hãng được cải thiện ở mức khá bền vững. Hai hãng thời trang có mức tăng trưởng lợi nhuận nổi bật nhất là H&M với lợi nhuận tăng trưởng khoảng 49%, Uniqlo khoảng 36%. Các doanh nghiệp dệt may đang đặt nhiều hy vọng giá đơn hàng sẽ được cải thiện; trên nền tảng đủ hàng, các doanh nghiệp dệt may sẽ có hiệu quả tích cực hơn so với năm trước.
Năm 2024, ngành dệt may Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD. Với những tín hiệu tích cực của thị trường, mục tiêu nêu trên hoàn toàn có thể đạt được, tuy nhiên ngành dệt may vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức do nhu cầu thị trường chưa thật sự cải thiện, cước vận tải biển, tiền lương, tiền điện, lãi suất ngân hàng,… được dự báo tiếp tục tăng tác động trực tiếp đến hiệu suất sản xuất, kinh doanh.
Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) Vũ Đức Giang cho rằng, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam trong tám tháng qua có nhiều khởi sắc, nhưng mức tăng trưởng do chuyển dịch đơn hàng từ các nước khác sang thị trường Việt Nam tăng, còn thực chất tiêu dùng toàn cầu chưa tăng. Tuy nhiên, các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới đang là động lực rất tốt cho Việt Nam giữ thị trường, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa.
Ngành dệt may Việt Nam cũng gặp phải một số khó khăn khi các nước nhập khẩu luôn tìm kẽ hở để đưa ra các tiêu chuẩn khắt khe, buộc doanh nghiệp Việt Nam phải tuân thủ. Do vậy, doanh nghiệp cần phải chú trọng đầu tư, đáp ứng kịp xu thế trong phát triển công nghệ xanh bền vững, công nghệ tái chế, phát triển,... nhằm đáp ứng được yêu cầu của đối tác, khách hàng, qua đó ổn định đơn hàng và đẩy mạnh sản xuất hàng hóa. Ngoài ra, các địa phương trong quá trình xây dựng quy hoạch các khu công nghiệp, cần định hướng ưu tiên đầu tư cho ngành công nghiệp dệt nhuộm để chủ động nguồn vải trong nước phục vụ sản xuất và xuất khẩu.
Tổng Giám đốc Vinatex Cao Hữu Hiếu nhận định, lượng đơn hàng của Việt Nam tăng khoảng 5%, trong khi các quốc gia khác đã hết dư địa tăng trưởng. Thời gian gần đây, xu hướng dịch chuyển đơn hàng may mặc từ Trung Quốc sang Việt Nam khá rõ nét do Mỹ tăng cường giám sát theo đạo luật ngăn chặn lao động cưỡng bức người Ngô Duy Nhĩ (UFLPA).
Cùng với đó, doanh nghiệp ở Băng-la-đét đang phải đối phó với nhiều cuộc đình công do đời sống người lao động thấp, bất ổn chính trị, bạo lực gia tăng,… Những yếu tố này là cơ hội để doanh nghiệp mở rộng thị trường, đầu tư sản xuất, xuất khẩu hàng hóa.
Thực tế, ngành may trong nước những tháng cuối năm tuy lượng đơn hàng dồi dào nhưng doanh nghiệp lại thiếu lao động để triển khai, khó khăn để chuyển đổi từ phương thức sản xuất may gia công (CM) sang FOB (mua nguyên liệu, bán thành phẩm) và ODM (thiết kế, sản xuất, bán sản phẩm) cũng như triển khai sản xuất đơn hàng khó.
Còn ngành sợi cũng vấp phải khó khăn chuyển đổi năng lực sản xuất hiện tại để đáp ứng nhu cầu các mặt hàng có yêu cầu kỹ thuật cao. Vì vậy, những tháng cuối năm, doanh nghiệp dệt may cần duy trì ổn định lực lượng lao động, nhất là các đơn vị may, tăng cường giải pháp cải thiện năng suất và chất lượng, chú trọng số hóa quản trị, ưu tiên quản trị dòng tiền để bảo đảm hoạt động sản xuất, kinh doanh diễn ra liên tục, sớm hoàn thành mục tiêu đề ra.