Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cùng tìm hiểu một số từ vựng tiếng Anh chuyên ngành Y học Cổ truyền phổ biến dưới đây:
Không chỉ nên hiểu rõ Y học Cổ Truyền tiếng Anh là gì mà bạn cũng cần biết một số từ vựng chuyên ngành. Theo đó, một vài từ vựng tiếng Anh ngành Y học Cổ truyền về các loại dược liệu, thảo dược và phương pháp chẩn đoán, điều trị như sau:
Các loại Dược liệu và Thảo dược
Các phương pháp chẩn đoán và điều trị
Một vài từ vựng chuyên ngành Y học Cổ truyền mà người làm việc trong lĩnh vực này nên biết gồm:
Ngành Y học Cổ truyền là lĩnh vực kết hợp kiến thức Y tế truyền thống và một số yếu tố hiện đại để mang đến hiệu quả chăm sóc sức khỏe tối ưu. Thực tế cho thấy tiếng Anh đóng vai trò quan trọng trong Y học Cổ truyền mang đến lợi thế cho người làm việc trong ngành này để tiếp cận kiến thức mới và mở ra cơ hội công việc với mức lương hấp dẫn.
Nguồn gốc của lĩnh vực Y học Cổ truyền xuất phát từ Trung Hoa và Việt Nam. Do đó, để có thể tìm hiểu chuyên sâu hơn về kiến thức Y học Cổ truyền nhiều Lương Y ưu tiên học thêm tiếng Trung. Tuy nhiên, nếu có thêm vốn tiếng Anh kết hợp với kiến thức Đông Y sẽ giúp bạn nắm bắt kiến thức và cập nhật những bài thuốc, phương pháp chữa bệnh mới nhanh chóng.
Có vốn tiếng Anh vững vàng giúp các bác sĩ, nhân viên y tế ngành Y học Cổ truyền khai thác kiến thức trong tài liệu, bài báo và các nghiên cứu khoa học nước ngoài. Không chỉ như vậy, giỏi tiếng Anh còn tạo điều kiện để các Lương Y cập nhật thêm vốn kiến thức của nền Y học hiện đại, dễ dàng hợp tác với các tổ chức, viện nghiên cứu quốc tế. Nhờ đó, xây dựng mối quan hệ cùng các đồng nghiệp, chuyên gia nước ngoài gắn kết và có được phương pháp điều trị hiệu quả hơn khi kết hợp Đông, Tây Y.
Y học Cổ truyền là ngành học quan trọng trong lĩnh vực Y tế. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ từ Y học Cổ truyền trong tiếng Anh là gì, cùng tìm hiểu rõ hơn chủ đề này qua nội dung sau:
Ngành Y học Cổ truyền tiếng Anh là Traditional medicine. Bên cạnh cụm từ thông dụng để chỉ ngành Y học Cổ truyền này thì cũng có một số thuật ngữ khác cũng mang ý nghĩa này là folk medicine hoặc indigenous medicine.
Cả Traditional medicine, Folk medicine hoặc Indigenous medicine đều có nghĩa là Y học Cổ truyền. Đây là lĩnh vực tạo nền móng phát triển cơ bản cho ngành Y tế khoa học hiện đại ngày nay.
Y học Cổ truyền tiếng anh khá quan trọng trong ngành học
Để học giỏi tiếng Anh chuyên ngành Y học Cổ truyền, chỉ chăm chỉ là chưa đủ mà bạn cần có một số bí quyết để việc học trở nên hiệu quả, tiết kiệm thời gian hơn như:
Ngành Trung cấp Y học Cổ truyền đang là lựa chọn của nhiều thí sinh có mong muốn làm việc trong lĩnh vực này. Hiện nay, có rất nhiều cơ sở đào tạo Y học Cổ truyền hệ Trung cấp chất lượng để các bạn thí sinh và phụ huynh tham khảo bao gồm:
Trong đó, Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch là địa chỉ đào tạo Trung cấp Y học Cổ truyền chất lượng với số lượng sinh viên theo học rất lớn. Năm 2024, nhà trường tổ chức tuyển sinh ngành này theo hình thức xét tuyển bằng tốt nghiệp THPT/THCS hoặc bằng cấp tương đương.
Ngành Y học Cổ truyền đào tạo tại Cao đẳng Phạm Ngọc Thạch
Thời gian hoàn thành khóa học Trung cấp Y học Cổ truyền tại Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch kéo dài 2 năm. Chương trình học theo sát thực tiễn, đáp ứng đầy đủ yêu cầu cần thiết của công việc, chú trọng thực hành để sinh viên nắm vững kỹ năng, chuyên môn của nghề nghiệp.
Học phí ngành Y học Cổ truyền hệ Trung cấp tại nhà trường là 1.040.000 đồng/tháng với nhiều chương trình miễn giảm học phí, học bổng hấp dẫn. Sau khi ra trường, sinh viên sẽ có nhiều cơ hội việc làm tại các đơn vị y tế liên kết đào tạo cùng Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch.
Trên đây là những thông tin chi tiết giúp bạn hiểu rõ Y học Cổ truyền tiếng Anh là gì được Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch TPHCM tổng hợp. Tiếng Anh có vai trò vô cùng quan trọng đối với ngành Y học Cổ truyền, tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự nghiệp của các nhân viên Y tế làm việc trong lĩnh vực này ngày càng rộng mở.
Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài (tiếng Trung: 梁山伯与祝英台, tiếng Anh: Butterfly Lovers) là một bộ phim truyền hình Trung Quốc do Đài GZTV sản xuất và phát hành vào năm 2007 dựa theo Truyền thuyết cùng tên có thật của dân gian xưa Trung Quốc. Bộ phim có sự tham gia của Hà Nhuận Đông vai Lương Sơn Bá và Đổng Khiết vai Chúc Anh Đài, phim từng phát sóng trên kênh VTV3 vào năm 2007[1] và [2]kênh VTV2 vào năm 2012. [3]
Triều đại Đông Tấn, Chúc gia trang ở Thượng Ngu, Chiết Giang có cửu tiểu thư Chúc Anh Đài (do Đổng Khiết đóng), là hòn ngọc trong tay của Chúc viên ngoại. Nàng xinh đẹp thông minh, từ nhỏ đã theo các anh học tập thơ văn. Chúc Anh Đài ham học đã thuyết phục cha mẹ cho mình cải nam trang để đến học tại một ngôi trường ở Hàng Châu tên là Nghi Sơn. Trên đường, tình cờ gặp gỡ thư sinh Lương Sơn Bá (do Hà Nhuận Đông đóng), từ Cối Kê cùng tỉnh cũng đến Nghi Sơn học tập. Hai người tỏ ra tâm đầu ý hợp bèn kết nghĩa kim bằng. Trong ba năm cùng học, trải qua đủ vui buồn và không ít những gian nan thử thách, họ thân thiết với nhau như hình với bóng. Anh Đài yêu Sơn Bá, nhưng Sơn Bá vì không nhận ra nàng là phận nữ nhi, nên trong lòng chỉ có tình anh em. Chúc phu nhân biết chuyện Anh Đài có tình cảm với Sơn Bá, cho đưa thư nhà tới, buộc Anh Đài rời trường sớm. Trên đường đưa tiễn, Anh Đài không ngừng mượn sự vật xung quanh để ám chỉ tình cảm của mình, nhưng Sơn Bá chất phác, mộc mạc đã không hiểu ý cô. Anh Đài bất lực, bèn nói dối sẽ mai mối cho Sơn Bá người em gái sinh đôi "cửu muội" của mình (thực chất chính là nàng) và trao tín vật cho vợ của thầy hiệu trưởng nhờ bà làm bà mai mối cho mình và Sơn Bá. Anh Đài về nhà, Chúc phu nhân một mực phản đối tình cảm của nàng với Sơn Bá, và có ý muốn gả con gái cho Mã Văn Tài (do Trần Quán Lâm thủ vai), con trai thái thú Hàng Châu, bạn học cũ của Anh Đài ở trường Nghi Sơn, người cũng đã bỏ học về nhà để âm mưu hỏi cưới Chúc Anh Đài. Mã Văn Tài đã sớm biết Anh Đài là nữ vào năm cuối khóa học, có tình cảm với nàng và khi còn ở Nghi Sơn đã nhiều lần ý định chia rẽ Anh Đài và Sơn Bá. Sơn Bá chưa học hết ba năm, nhưng được thừa tướng Tạ An tin tưởng giao trọng trách làm quan tri huyện huyện Mậu gần huyện Thượng Ngu của Chúc gia trang. Sau khi Anh Đài đi, Sơn Bá về quê thăm mẹ. Bà mẹ đọc bài thơ của Anh Đài gửi cho Sơn Bá (trước đó đã vô tình lọt vào tay Mã Văn Tài, bị đem ra để khiêu khích Sơn Bá), phát hiện thân phận nữ nhi và tình cảm thực của Anh Đài. Sơn Bá hiểu ra, vội vã đến Chúc gia trang tìm gặp và trao vật tín ước, hai người thề nguyện trọn đời bên nhau trước bàn thờ Nguyệt lão. Tạm biệt Anh Đài, Sơn Bá lên đường đến huyện Mậu nhậm chức tri huyện. Đây là nơi nạn đói trầm kha. Sơn Bá cùng nhân dân vượt qua, và thực hiện trị thủy. Anh Đài bí mật giúp đỡ Sơn Bá, sau còn trốn nhà đến huyện Mậu để góp một tay giúp Sơn Bá yên dân. Thượng Ngu gặp phải đạo tặc, Sơn Bá dùng trí để thuyết phục thủ lĩnh đầu hàng. Chúc phu nhân biết Sơn Bá là người tốt, đồng ý cho đôi lứa thành thân. Nhưng Mã gia đến gây áp lực, Chúc phu nhân buộc phải thuận theo, hứa gả Anh Đài cho Mã Văn Tài. Anh Đài vì gia đình mà phải chấp thuận hôn ước, từ hôn với Sơn Bá. Sơn Bá không chịu nổi chấn động, bệnh cũ tái phát và càng nặng hơn, rồi qua đời. Trai tài gái sắc, tưởng đâu tình yêu sẽ mỹ mãn, nào ngờ nay thành ảo tưởng, hai người chia tay trong nước mắt. Trong ngày thành hôn, Chúc Anh Đài yêu cầu Mã Văn Tài ba điều kiện, thứ nhất: chú rể không được chạm cô dâu, thứ hai: phải treo lồng đèn trắng trước kiệu hoa để tưởng nhớ Lương Sơn Bá, thứ ba: khi đi ngang qua nơi chôn cất Lương Sơn Bá, phải cho nàng dừng kiệu hoa trước mộ của Lương Sơn Bá để cúng tế. Mã Văn Tài vờ chấp thuận, nhưng sau lại cho kiệu hoa đi theo đường sông. Dường như thấu hiểu nỗi đau thương trong lòng nàng, bất chợt một trận cuồng phong nổi lên, đẩy thuyền trôi ngược về phía gò Cửu Long nơi an táng Sơn Bá. Anh Đài xuống thuyền, chạy đến bên mộ, lấy máu viết tên mình lên bia đá. Mã Văn Tài đuổi theo thì sấm chớp nổi lên ngăn cản. Sét đánh trúng đỉnh mộ, ngôi mộ mở ra, Anh Đài bước vào. Mộ đóng, gió ngừng, mưa tạnh, Lương - Chúc hóa thành đôi bướm bay lượn trong nhân gian mãi mãi. Thị nữ thân thiết của Chúc Anh Đài nhìn đôi bướm bay đi, mỉm cười vui mừng cho hạnh phúc của cô chủ.
Trước khi phim bấm máy, đã có không ít những bộ phim cùng đề tài về Lương Sơn Bá - Chúc Anh Đài, trong đó có các bản phim năm 1994 của đạo diễn Từ Khắc (hai vai chính là Ngô Kỳ Long - Dương Thái Ni), bản phim năm 1999 của Đài Loan (hai vai chính là Giả Tịnh Văn- Triệu Kinh) và bản phim năm 2001 của đạo diễn Từ Tiến Lương (hai vai chính La Chí Tường - Lương Tiểu Băng).[4] Với kinh phí 24 triệu Nhân dân tệ (tương đương khoảng 48 tỷ đồng), nhà sản xuất Tào Hằng cho biết về bộ phim, “Mọi người quá quen với nội dung, coi như Romeo và Juliett phương Đông, vì thế không thể hài kịch hóa một bản tình ca mang tính bi kịch được, phải tôn trọng cốt truyện như một chứng tích của văn hóa phi vật thể”.[2] Bản phim lần này cũng khác với các bản trước ở việc xây dựng nhân vật Mã Văn Tài nửa chính nửa tà và nhiều ưu điểm hơn cả nhân vật chính Lương Sơn Bá.[2] Khi quyết định bấm máy diễn ra ngay sau khi Bộ phát thanh và Truyền hình Trung Quốc có chính sách hạn chế phim cổ trang, bà Hằng tự tin, "Đó là một chính sách đúng, kích thích những phim cổ trang có chất lượng”.[2]
Trước khi thủ vai Lương Sơn Bá, Hà Nhuận Đông từng tuyên bố ngừng đóng thêm phim cổ trang, nhưng đã thay đổi quyết định vì mẹ anh là người rất yêu thích câu chuyện này, và chính anh cũng từng tham gia một bản phim của đạo diễn Từ Khắc cách đây hơn 10 năm.[5] Khác với các vai võ thuật trước, Hà nói về vai diễn thư sinh lần này, "“Đột ngột đổi phong cách là không dễ, nhưng tôi nghĩ mình hợp với kiểu vai này hơn. Vì tôi từng học mỹ thuật, cũng thích yên tĩnh”.[5] Nữ diễn viên Đổng Khiết, người thủ vai Chúc Anh Đài, cũng nêu suy nghĩ về vai diễn, "Khác với hình tượng trong sáng, ít nói, dịu dàng, u nhã của nhân vật Chúc Anh Đài trong các phiên bản phim điện ảnh, phim truyền hình sản xuất từ mấy năm trước, trong bản truyền hình mới Tân Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài, nhân vật Chúc Anh Đài của tôi rất oai phong, lém lỉnh và cũng cực kỳ dễ thương". Cô cũng cho biết vì quá nhập tâm vào nhân vật và ấn tượng về nét bi ai của cuộc tình trong phim, cô cũng đã nhiều lần rơi lệ.[1]
Quá trình quay phim cũng có một vài sự cố dở khóc dở cười. Trong một cảnh quay Lương Sơn Bá xuống vực sâu tìm Chúc Anh Đài, diễn viên Hà Nhuận Đông đã chuẩn bị nhảy xuống vực theo lệnh của đạo diễn, nhưng anh đã hét toáng lên vì quên buộc dây bảo hiểm.[6] Với chiều cao 1m86, Hà Nhuận Đông trở thành nam diễn viên đóng Lương Sơn Bá cao nhất từ trước tới nay, trong khi Đổng Khiết thủ vai Chúc Anh Đài chỉ cao có 1m62. Để khỏa lấp sự chênh lệch chiều cao này, ở những cảnh hai nhân vật chính không hành động quá nhiều, các nhân viên đạo cụ đã thiết kế riêng cho Đổng Khiết một băng ghế gỗ nhỏ.[6] Phim do Trần Tuấn Lương đạo diễn và Anh Tuấn viết kịch bản, còn bộ ba Minh Văn-Anh Châu-Sĩ Văn phụ trách kĩ thuật quay phim.[3]
Nhạc chủ đề của bộ phim Lương Sơn Bá - Chúc Anh Đài được mua bản quyền từ phim điện ảnh Lương - Chúc nổi tiếng, dựa trên sự kết hợp giữa Đàn tranh và Đàn Violon, trong đó nhạc dạo của bộ phim mang tên “Phương xa” do Hồng Bố Điều và Lý Duyệt Quân trình bày còn nhạc kết cuối phim mang tên “Song phi” do Hà Nhuận Đông thể hiện.