Lịch Sử 10 Bài 8

Lịch Sử 10 Bài 8

Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Chọn lớpLớp 1Lớp 2Lớp 3Lớp 4Lớp 5Lớp 6Lớp 7Lớp 8Lớp 9Lớp 10Lớp 11Lớp 12 Lưu và trải nghiệm

Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Chọn lớpLớp 1Lớp 2Lớp 3Lớp 4Lớp 5Lớp 6Lớp 7Lớp 8Lớp 9Lớp 10Lớp 11Lớp 12 Lưu và trải nghiệm

Bài giảng Lịch sử Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 10: Hi Lạp cổ đại

Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lịch sử Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 10: Hi Lạp cổ đại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Nội dung text: Bài giảng Lịch sử Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 10: Hi Lạp cổ đại

Trả lời câu hỏi mục 1 trang 109 SGK Lịch sử 10

1. Em hiểu thế nào về khái niệm văn minh Đại Việt?

Đọc lại nội dung ý a, mục 1 trang 109

Văn minh Đại Việt là những sáng tạo vật chất và tinh thần tiêu biểu của cộng đồng các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX.

2. Hãy phân tích cơ sở hình thành văn minh Đại Việt. Theo em, cơ sở nào là quan trọng nhất? Vì sao?

B1:  Đọc lại nội dung ý b, mục 1 trang 109.

B2: Đưa ra các cơ sở để hình thành văn minh Đại Việt.

B3: Đánh giá cơ sở quan trọng nhất.

Văn minh Đại Việt hình thành qua:

+ Quá trình sinh sống, lao động và thích ứng với điều kiện tự nhiên và cuộc đấu tranh trong hơn 1000 năm Bắc thuộc để giành độc lập và bảo tồn văn hóa dân tộc.

+ Quá trình chống giặc ngoại xâm bảo vệ tổ quốc tạo điều kiện cho nền văn minh Đại Việt phát triển rực rỡ.

+ Văn minh Đại Việt tiếp thu có chọn lọc những thành tựu văn minh bên ngoài về tư tưởng, chính trị, giáo dục...

-  Theo em, cơ sở quan trọng nhất để hình thành văn vinh Đại Việt là trải qua quá trình sinh sống và lao động và đấu tranh bảo vệ nền độc lập.

Vì trải qua hơn 2000 năm lịch sử, ngay từ khi Bắc thuộc, người dân Đại Việt dần thích ứng với điều kiện xã hội, môi trường sau đó đã sáng tạo nên những tinh hoa văn hóa mang đậm nét Đại Việt.

Trả lời câu hỏi mục 2 trang 110 SGK Lịch sử 10

Hãy nêu khái quát tiến trình phát triển văn minh Đại Việt qua các triều đại thông qua trục thời gian.

B2: Khái quát tiến trình thông qua trục thời gian.

Tiến trình văn minh Đại Việt qua các triều đại thông qua trục thời gian:

Trả lời câu hỏi mục 3.a trang 111 SGK Lịch sử 10

Hãy nêu thành tựu tiêu biểu về chính trị của văn minh Đại Việt.

B1: Tìm hiểu nền chính trị của văn minh Đại Việt.

B2: Nêu các thành tựu tiêu biểu.

Thành tựu tiêu biểu về chính trị của văn minh Đại Việt:

- Mô hình quân chủ Trung ương tập quyền đạt đến đỉnh cao vào thời Lê sơ.

+ Trung ương: quyền lực tập chung chủ yếu vào tay nhà vua, giúp việc cho vua có quan lại và đại thần.

+ Địa phương: Chia thành các đạo, bên dưới đạo là phủ, huyện, xã.

- Nhìn chung, mô hình bộ máy nhà nước Đại Việt đều phát triển theo hình thức trên, tuy nhiên tùy vào từng thời kỳ sẽ có ít nhiều thay đổi.

- Một số cuộc cải cách về mặt chính trị trong giai đoạn Đại Việt: cải cách Hồ Quý Ly (thế kỷ XV), cải cách Lê Thánh Tông (1462), cải cách Minh Mạng (1831-1832).

Trả lời câu hỏi mục 3.b trang 114 SGK Lịch sử 10

1. Hãy nêu một số thành tựu tiêu biểu về kinh tế của văn minh Đại Việt.

Đọc lại kiến thức mục 3.b tr 111, Sách Lịch sử 10 - KNTT.

- Lúa nước là cây lương tự chính.

- Thành lập các cơ quan chuyên trách, bảo vệ sức kéo, khai hoang, áp dụng kĩ thuật tiến bộ, du nhập và cải tạo giống cây mới.

- Các nghề: đục gỗ, chạm khắc đá, giấy, sơn mài, kim hoàn….

- Cục Bách tác: sản xuất các hàng độc quyền của triều đình: tiền, vũ khí, trang phục.

- Thời Lý: trang Vân Đồn (Quảng Ninh)…

- Thế kỉ XVII, các công ty như Công ty Đông Ấn Hà Lan, Công ty Đông Ấn Anh và thương nhân Trung Quốc, Nhật Bản, Đông Nam Á… đến Đại Việt buôn bán.

2. Kể tên một số làng nghề thủ công có từ thời kì này mà còn tồn tại đến ngày nay.

Tìm hiểu thông tin qua internet.

Một số làng nghề thủ công còn tồn tại đến ngày nay như: làng lụa Vạn Phúc (Hà Nội), Gốm (Bát Tràng), tranh sơn dầu (Đông Hồ).

Trả lời câu hỏi mục 3.c trang 115 SGK Lịch sử 10

Hãy cho biết một số nét nổi bật trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của văn minh Đại Việt.

Đọc lại nội dung mục 3.c tr 114, Sách Lịch sử 10 - KNTT.

+ Trong triều đình: từ thời Lý đã hình thành tín ngưỡng thờ thần Đồng Cổ.

+ Trong dân gian: tục lệ thờ Thành hoàng làng, tín ngưỡng thờ Đạo Mẫu…

- Tôn giáo: Chủ yếu ảnh hưởng bởi 3 tôn giáo lớn là Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo. Đến năm 1533 Công giáo mới xuất hiện và gây ảnh hưởng tới người dân.

Trả lời câu hỏi mục 3.d trang 117 SGK Lịch sử 10

1. Từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX, nền giáo dục, khoa cử của Đại Việt có điểm gì nổi bật?

Đọc lại nội dung mục 3.d tr 116, Sách Lịch sử 10 - KNTT kết hợp tìm hiểu qua Internet.

Từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX, nền giáo dục, khoa cử của Đại Việt có điểm nổi bật:

- Sau khi đất nước ổn định, từ thời Lý trở đi đã có nhiều chính sách khuyến khích giáo dục.

- Các kì thi được tổ chức đều đặn hơn, đây là nguồn chính để tuyển chọn quan lại, đỉnh cao trong giáo dục Đại Việt phải nhắc đến nhà Lê sơ - tổ chức được 26 khoa thi, lấy 1000 tiến sĩ và 20 trạng nguyên.

2. Theo em, vì sao các vương triều Đại Việt quan tâm đến giáo dục, khoa cử?

B1: Đọc lại nội dung mục 3.d tr 116, Sách Lịch sử 10 - KNTT

B2: Tham khảo câu trả lời 1 mục 3.d

B3: Đưa ra nhận định của bản thân.

- Các vương triều Đại Việt quan tâm đến giáo dục, khoa cử vì:

+ Để đất nước phát triển đầu tiên bộ máy chính trị phải ổn định, những người trong giai cấp thống trị phải là người tài giỏi, phải có năng lực.

+ Những người đỗ đạt làm quan có thể là những người ở tầng lớp thấp trong xã hội, hiểu được cuộc sống của nhân dân => đưa ra nhiều giải pháp phù hợp với tình hình thực tế.

+ Những người tài giỏi sẽ đưa ra mưu lược, đối sách ngoại giao trước sự lăm le xâm lược của các nước láng giềng

+ Vì vậy các khoa thi được mở ra nhằm tuyển chọn nhân tài trong cả nước, không quan tâm nguồn gốc xuất thân, tạo ra tính công bằng trong mỗi cuộc thi, từ đó giúp vua trị quốc.

Trả lời câu hỏi mục 3.e trang 117 SGK Lịch sử 10

Hãy trình bày những thành tựu tiêu biểu về chữ viết và văn học của văn minh Đại Việt.

Đọc lại nội dung mục 3.e tr 117, Sách Lịch sử 10 - KNTT

Thành tựu tiêu biểu về chữ viết và văn học của văn minh Đại Việt:

+ Chữ Hán được du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc và được sử dụng rộng rãi.

+ Thế kỉ VIII người ta sáng tạo ra chữ Nôm

+ Đầu thế kỉ XVI, phát triển và hoàn thiện của chữ Quốc ngữ.

- Về văn học: gồm 2 bộ phận: văn học dân gian và văn học viết.

+ Văn học dân gian: phản ánh đời sống xã hội, đúc kết các kinh nghiệm sống,  được lưu truyền và bổ sung qua các thế hệ, gồm các thể loại như: truyền thuyết, sử thi, cổ tích, ngụ ngôn, ca dao...

+ Văn học viết: thể hiện tình yêu đất nước, niềm tin tôn giáo, được sáng tác bằng chữ Hán, Nôm gồm các thể loại: thơ, phú, hịch...

Trả lời câu hỏi mục 3.g trang 118 SGK Lịch sử 10

1. Nêu nhận xét về nghệ thuật của Đại Việt thời kì trung đại.

B1: Đọc lại nội dung mục 3.g tr 118, Sách Lịch sử 10 - KNTT

B2: Tham khảo các tài liệu internet, sách, báo về nghệ thuật Đại Việt thời trung đại

B3: Nhận xét về nghệ thuật Đại Việt thời trung đại.

Nghệ thuật Đại Việt thời trung đại có khá nhiều điểm nổi bật trên tất cả các lĩnh vực: Kiến trúc – điêu khắc, tranh dân gian, nghệ thuật biểu diễn. Nghệ thuật thời này phát triển đối với cả tầng lớp thống trị và trong dân gian, tạo ra những giá trị to lớn về vật chất và tinh thần cho mọi tầng lớp trong xã hội.

2. Nếu những thành tựu tiêu biểu về nghệ thuật của văn minh Đại Việt. Thành tựu nào khiến em ấn tượng nhất? Vì sao?

B1: Đọc lại nội dung mục 3.g tr 118, Sách Lịch sử 10 - KNTT

B2: Liệt kê những thành tựu tiêu biểu nhất.

B3: Giải thích tại sao lại ấn tượng về thành tựu mà em chọn.

Hoa Lư (thời Đinh – Tiền Lê), Thăng Long (Thời Lý, Trần, Hồ)…, các chùa, tháp, đền, miếu….

Đạt đến đỉnh cao. Có những công trình chạm khắc trên kiến trúc, tượng…

Gồm tranh thờ và tranh chơi Tết

+ Biểu diễn cung đình: Nhã nhạc cung đình…

+ Biểu diễn dân gian: tuồng, chèo, múa rối, hát văn….

Thành tựu khiến em ấn tượng nhất là kiến trúc, điêu khắc. Vì kiến trúc và điêu khắc xuất hiện từ rất sớm, khi nhà nước thành lập kiến trúc đã xuất hiện vì vậy mỗi công trình kiến trúc và điêu khắc như “linh hồn” của triều đại đó.

Trả lời câu hỏi mục 3.h trang 121 SGK Lịch sử 10

Hãy nêu một số thành tựu cơ bản của văn minh Đại Việt về khoa học kĩ thuật. Hãy lựa chọn và giới thiệu về thành tựu tiêu biểu nhất.

B1: Đọc lại nội dung mục 3.h tr 121, Sách Lịch sử 10 - KNTT

B2: Tìm hiểu thêm các thành tựu về khoa học kĩ thuật qua internet, sách.

B3: Lựa chọn và giới thiệu thành tựu tiêu biểu nhất.

Sử ký của Đỗ Thiện; Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu; Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Nam thực lục, Khâm định Việt sử thông giám cương mục…

Dư địa chí, Hoàng Việt thống nhất dư địa chí, Đại Nam nhất thống chí, Hồng Đức bản đồ, Đại Nam nhất thống toàn đồ.

Đạt được thành tựu về lý luận và kỹ thuật:

+ Về lý luận: Binh thư yếu lược, Vạn Kiếp tông bí truyền thư của Trần Quốc Tuấn, Hồ trướng khu cơ của Đào Duy Từ.

+ Về kỹ thuật: chế tạo ra súng thần cơ, đóng thuyền chiến cỡ lớn (thế kỉ XVI), đúc các loại đại bác, thuyền chiến trang bị đại bác và vận dụng các kĩ thuật của phương Tây (thế kỉ XVI – XVII)

Có nhiều danh y nổi tiếng như: Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông…

Thành tựu tiêu biểu mà em thích nhất là:

- Súng thần cơ (hay súng thần công) được chế tạo dưới thời Hồ, là một bước tiến mới trong lĩnh vực quân sự của Đại Việt giai đoạn bấy giờ.

- Cấu tạo súng “thần cơ” bao gồm: Thân súng dài 44 cm, nòng súng dài 5 cm, trục quay, thước ngắm, lỗ điểm hỏa, khối hậu. Trong đó khối hậu được đúc kín chứa thuốc nổ, nòng súng chứa những trái đạn, trục quay để điều chỉnh góc bắn, lỗ điểm hỏa để châm ngòi và thường được gắn thân bánh xe ở trục quay để cơ động

Trả lời câu hỏi mục 4 trang 122 SGK Lịch sử 10

1. Em hãy nêu nhận xét về một số ưu điểm và hạn chế của văn minh Đại Việt.

Tham khảo các tài liệu sách, báo, internet.

+ Phát triển nông nghiệp lúa nước từ rất sớm.

+ Xã hội xuất phát từ cơ sở “làng xã” tạo thêm tính “cố kết cộng đồng.

+ Phật giáo và Nho giáo được đề cao củng cố kỉ cương, khuôn mẫu của xã hội.

+ Phát triển không đều giữa nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp.

+ Hạn chế sự sáng tạo, phát triển của từng cá nhân.

+ Đề cao Phật giáo, Nho giáo tạo ra những suy nghĩ lạc hậu, lỗi thời… là mầm mống cho sự xâm lược của phương Tây.

+ Các phát minh về khoa học kĩ thuật chưa nhiều.

2. Em hãy phân tích ý nghĩa của văn minh Đại Việt trong lịch sử Việt Nam.

Tham khảo các tài liệu qua sách, báo, internet.

Ý nghĩa của văn minh Đại Việt trong lịch sử Việt Nam:

- Khẳng định quá trình lịch sử xây dựng và bảo vệ tổ quốc của người dân Đại Việt.

- Nền văn minh mang đậm bản sắc dân tộc trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc các văn minh bên ngoài.

- Là nền tảng để chúng ta thành công trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, vượt qua các khó khăn, thử thách.

- Chứng minh sự phát triển trên tất cả các lĩnh vực trong lịch sử, tạo nên niềm tin, sức mạnh cho chúng ta trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm sau này.

Trả lời câu hỏi mục Luyện tập trang 122 SGK Lịch sử 10

1. Lập bảng thống kê những thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Đại Việt theo gợi ý dưới đây:

B1: Xem lại mục 3 trang 110,  Sách Lịch sử 10 - KNTT

B2: Thống kê các thành tựu tiêu biểu.

+ Tổ chức nhà nước: mô hình quân chủ chuyên chế tập quyền.

+ Luật pháp: bộ luật: Hình thư, Hình luật, Quốc triều hình luật, Hoàng Việt luật lệ.

+ Quản lý hiệu quả đất nước từ trung ương đến địa phương.

+ Bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, một số điều bảo vệ đến tầng lớp yếu trong xã hội.

+Nông nghiệp: Phát triển cây lúa nước. Thành lập các cơ quan chuyên trách, tích cực khai hoang mở rộng diện tích đất.

+Thủ công nghiệp: Thành lập Cục Bách tác; trong dân gian xuất hiện các làng nghề.

+Thương nghiệp: Nhà Lý cho xây dựng trang Vân Đồn trao đổi hàng hóa, thế kỉ XVI-XVII trao đổi với phương Tây.

+ Tạo ra của cải, phục vụ cho nhu cầu sử dụng của người dân và trao đổi buôn bán với bên ngoài.

+Thúc đẩy sự phát triển của kinh tế Đại Việt giai đoạn bấy giờ.

+Tín ngưỡng dân gian: tín ngưỡng thờ  thần Đồng Cổ và thờ Thành hoàng làng, đạo Mẫu trong dân gian.

+Tôn giáo: Phật giáo, Nho giáo, Công giáo

+ Làm đa dạng hóa tín ngưỡng tâm linh của người dân Đại Việt.

+ Gây ảnh hưởng lớn đối với các quyết định của giai cấp thống trị

Giáo dục, khoa cử xuất hiện từ thời Lý, đạt đến đỉnh cao thời Lê sơ.

+ Tạo điều kiện thuận lợi cho việc tuyển chọn quan lại.

+ Người dân có tinh thần học tập, sáng tạo phát triển đất nước.

+ Chữ viết:chữ Hán, chữ Nôm, thế kỉ XVI: chữ Quốc ngữ.

+Văn học:  gồm là văn học dân gian và văn học viết, phản ánh xã hội, đúc kết kinh nghiệm sống.

+ Giúp ghi chép chính xác các sự kiện lịch sử.

+Để lại kinh nghiệm cho thế hệ sau. Làm phong phú thêm kho tàng văn học Việt Nam

+ Kiến trúc, điêu khắc: Cố đô Hoa Lư, Kinh thành Thăng Long, chùa, tháp…

+Điêu khắc: khắc trên công trình kiến trúc, điêu khắc tượng…

+Tranh dân gian: tranh thờ và tranh Tết.

+Nghệ thuật biểu diễn: nhã nhạc cung đình, ca trù, hát văn…..

+ Tạo nên những giá trị văn hóa, tinh thần cho Đại Việt bấy giờ và sau này.

+ Làm phong phú thêm đời sống tinh thần của nhân dân.

+Sử học:  Sử học: Đại Việt sử kí, Đại Việt sử lược, Trùng hưng thực lục, Lam Sơn thực lục, Đại Việt sử kí toàn thư,…

+Địa lý: Dư địa chí, Nghệ An ký, Hồng Đức bản đồ….

+Khoa học kỹ thuật: Binh thư yếu lược, Vạn kiếp tông bí truyền thư…; về kỹ thuật đóng thuyền chiến, đại bác…

+Y học: Các danh y Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông…

+ Ghi chép lại các sự kiện lịch sử đã diễn ra, vạch ra ranh giới giữa các khu vực.

+ Để lại những kinh nghiệm, chiến lược, vũ khí để bảo vệ đất nước.

+ Nhiều phương thuốc quý được áp dụng vào trong đời sống.

2. Chứng minh những thành tựu văn minh Đại Việt là sự kế thừa, phát triển các thành tựu của nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam và tiếp thu có chọn lọc những ảnh hưởng từ bên ngoài.

B1:Xem lại mục 3 trang 110,  Sách Lịch sử 10 - KNTT

B2: Tìm hiểu qua Internet, sách, báo… về những ảnh hưởng từ bên ngoài đến Đại Việt

- Văn minh Đại Việt là sự kế thừa, phát triển:

- Văn minh Đại Việt được kế thừa và phát triển dựa trên văn minh Văn Lang - Âu Lạc.

- Từ nền nông nghiệp lạc hậu, sơ khai là trồng lúa nước, người dân Đại Việt đã phát triển, lai tạo ra những giống lúa năng xuất hơn, ngon hơn, trồng các loại rau củ quả và du nhập các loại giống từ các miền.

- Đồ trang sức được duy trì và nâng cao hơn, từ đó xuất hiện các nghề thủ công, làng nghề thủ công.

- Tinh thần đoàn kết, chống giặc ngoại xâm được duy trì và phát triển vào các thời kỳ.

- Văn minh Đại Việt tiếp thu có chọn lọc:Văn minh Đại Việt tiếp thu nhiều các thành tựu từ phương Đông và phương Tây:

- Khi Bắc thuộc, nước ta chịu nhiều ảnh hưởng từ văn hóa phương Bắc nhưng ta chỉ tiếp thu có chọn lọc những văn minh như chữ viết, tư tưởng…

- Sang đến giai đoạn Đại Việt, bộ máy thống trị đã tiếp thu mô hình cai trị đất nước của Trung Quốc, chỉnh sửa và áp dụng vào Đại Việt…

- Tiếp thu chữ Hán, sáng tạo ra chữ Nôm và tiếp thu chữ Quốc ngữ….

- Tiếp thu văn minh của phương Tây nhưng chọn lọc những văn minh phù hợp với Đại Việt….

3. Có ý kiến cho rằng: Văn minh Đại Việt là sự kế thừa, phát triển rất phong phú, đa dạng và mang tính dân tộc sâu sắc. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?

Đọc lại nội dung mục 3, trang 110,  Sách Lịch sử 10 - KNTT

Em đồng tình với ý kiến trên. Vì:

- Văn minh Đại Việt kế thừa những thành tựu từ văn minh Văn Lang - Âu Lạc, sau đó làm phong phú và đa dạng văn minh hiện tại qua các thành tựu trên các lĩnh vực

- Văn minh Đại Việt mang tính dân tộc sâu sắc khi tiếp nhận Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo từ bên ngoài nhưng hòa lẫn với tư tưởng, tình cảm, tín ngưỡng, truyền thống của mình để tạo nên lối sống và cách ứng xử riêng.

Trả lời câu hỏi mục Vận dụng trang 122 SGK Lịch sử 10

1. Theo em, mỗi cá nhân cần làm gì để bảo tồn và phát huy giá trị của những thành tựu văn minh Đại Việt thời đại ngày nay?

B1: Tham khảo qua internet, sách… về những thành tựu của văn minh Đại Việt.

Để bảo tồn và phát huy những thành tựu của văn minh Đại Việt chúng ta cần:

+  nắm rõ tiến trình lịch sử của dân tộc và những thành tựu mà tổ tiên ta đã để lại.

+ Đưa ra các biện pháp bảo tồn những thành tựu của văn minh Đại Việt.

+ Tuyên truyền về văn minh Đại Việt đến người dân và khuyến khích mọi người bảo tồn, phát huy văn minh Đại Việt…

2. Lựa chọn thành tựu thuộc một lĩnh vực của văn minh Đại Việt, thực hiện theo nhóm (tổ) cùng sưu tầm tư liệu và xây dựng một vài thuyết trình (bài viết, sơ đồ hoặc đoạn phim ngắn) rồi trình bày trước lớp.

Học sinh chọn thành tựu và trình bày.

Video phục dựng 3D về Thăng Long- Đại Việt

Giải bài tập GDQP 10 Bài 1: Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam

Khởi động 1 trang 5 GDQP 10: Quan sát hình 1.1 và cho biết lực lượng vũ trang nhân dân gồm những thành phần nào?

- Lực lượng vũ trang nhân dân gồm:

Khởi động 2 trang 5 GDQP 10: Hãy kể về những người thân hoặc người xung quanh hoạt động trong lĩnh vực lực lượng vũ trang nhân dân mà em biết?

(*) Học sinh căn cứ vào hoàn cảnh thực tế để trả lời.

- Ví dụ: bố em là bộ đội; anh trai em tham gia vào lực lượng dân quân tự vệ tại địa phương…

I. Lịch sử, bản chất, truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam

Câu hỏi trang 6 GDQP 10: Hãy lựa chọn hình ảnh có nội dung phù hợp với từng đoạn văn

- Hình d (quang cảnh thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân tại khu rừng Trần Hưng Đạo) phù hợp với đoạn văn A.

- Hình c (lá cờ Quyết chiến quyết thắng của quân đội nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng Đờcátxtơri) phù hợp với đoạn văn B

- Hình b (xe tăng của Quận Giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập) phù hợp với đoạn văn C

Câu hỏi trang 7 GDQP 10: Quân đội nhân dân Việt Nam mang bản chất của giai cấp nào?

- Quân đội nhân dân Việt Nam mang bản chất của giai cấp công nhân.

Câu hỏi trang 7 GDQP 10: Hãy nêu các truyền thống của quân đội nhân dân Việt Nam?

- Truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam

+ Trung thành vô hạn với Tổ Quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, với Đảng, Nhà nước và nhân dân

+ Quyết chiến, quyết thắng, biết đánh, biết thắng.

+ Gắn bó máu thịt với nhân dân, quân với dân một ý chí

+ Đoàn kết nội bộ, cán bộ, chiến sĩ bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, thương yêu giúp đỡ nhau

+ Kỉ luật tự giác, nghiêm minh, độc lập tự chủ, tự lực tự cường, cần kiệm, tôn trọng và bảo vệ của công.

+ Sống trong sach, lành mạnh, có văn hóa, trung thực, khiêm tốn, giải dị, lạc quan.

+ Đoàn kết quốc tế trong sáng, thuỷ chung, chí nghĩa chí tình.

II. Lịch sử, bản chất, truyền thống của Công an nhân dân Việt Nam

1. Hãy nêu các thời kì xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của công an nhân dân?

2. Những nhiệm vụ và chiến công nổi bật của công an nhân dân qua từng thời kì là gì?

* Yêu cầu số 1: Các thời kì xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của công an nhân dân:

- Thời kì hình thành (1930 - 1945)

+ Đảng ta đã thành lập các đội Tự vệ đỏ, Tự vệ công nông, Danh dự trừ gian, Danh dự Việt Minh,... để ngăn chặn, làm thất bại các hoạt động phá hoại của địch, bảo vệ thành quả cách mạng.

+ Ngày 19/8/1945 Công an nhân dân được thành lập, có nhiệm vụ cùng với các lực lượng khác bảo vệ thành quả cách mạng

- Thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp (9/1945 - 1954)

+ Công an nhân dân bảo vệ an ninh, an toàn cho chính quyền cách mạng, nhân dân, các lực lượng tham gia chiến đấu

+ Công an nhân dân cùng với các lực lượng khác và nhân dân cả nước làm nên chiến thắng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử.

- Thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975)

+ Công an nhân dân góp phần ổn định an ninh, khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, giữ gìn và phát triển lực lượng ở miền Nam, tham gia đánh bại các chiến lược của đế quốc Mỹ.

+ Từ năm 1973 - 1975, Công an nhân dân Việt Nam cùng cả nước dốc sức giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

- Thời kì xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa (1975 - nay)

+ Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá cách mạng của các thế lực thù địch

+ Cùng với lực lượng quân đội và Dân quân tự vệ làm nòng cốt trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

* Yêu cầu số 2: Những nhiệm vụ và chiến công nổi bật của công an nhân dân qua từng thời kì

- Thời kì hình thành (1930 - 1945)

+ Nhiệm vụ: cùng với các lực lượng khác bảo vệ thành quả cách mạng

+ Chiến công: ngăn chặn, làm thất bại các hoạt động phá hoại của địch, bảo vệ thành quả cách mạng.

- Thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp (9/1945 - 1954)

+ Nhiệm vụ: bảo vệ an ninh, an toàn cho chính quyền cách mạng, nhân dân

+ Chiến công: công an nhân dân góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ

- Thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975)

+ Nhiệm vụ: ở miền Bắc, công an nhân dân góp phần ổn định an ninh, khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa; ở miền Nam, lực lượng công an nhân dân tham gia đánh bại các chiến lược của đế quốc Mỹ.

+ Chiến công: công an nhân dân góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ trên không; Đại thắng mùa Xuân năm 1975…

- Thời kì xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa (1975 - nay)

+ Nhiệm vụ:giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá cách mạng của các thế lực thù địch

+ Chiến công: góp phần bảo vệ vững chắc sự ổn định chính trị - xã hội; độc lập, chủ quyền của nhà nước Việt Nam.

Câu hỏi trang 8 GDQP 10: Hãy nêu bản chất của công an nhân dân Việt Nam?

- Công an nhân dân Việt Nam mang bản chất giai cấp công nhân

1. Hãy nêu truyền thống của công an nhân dân Việt Nam?

2. Hãy sưu tầm thêm những hình ảnh về lịch sử, truyền thống của công an nhân dân Việt Nam?

* Yêu cầu số 1: Truyền thống của công an nhân dân Việt Nam

- Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng Cộng sản Việt Nam, với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nhân dân Việt Nam

- Chiến đấu anh dũng không ngại hi sinh vì nền độc lập, tự do, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, vì an ninh Tổ quốc

- Công an nhân dân từ nhân dân mà ra, gắn bó chặt chẽ với nhân dân, vì nhân dân phục vụ, dựa vào dân để làm việc và chiến đấu thắng lợi

- Công an nhân dân không ngừng tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, phát huy cao độ tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, phối hợp hiệp đồng chặt chẽ với các cấp, các ngành, các lực lượng;

- Nêu cao tinh thần đoàn kết quốc tế trong sáng, thuỷ chung, có nghĩa, có tình.

* Yêu cầu số 2: Một số hình ảnh về về lịch sử, truyền thống của công an nhân dân

- Hình 1. Công an Hà Nội bàn giao đối tượng Kim Joongsoo (bị truy nã quốc tế) cho Cảnh sát Hàn Quốc

- Hình 2: Đại tá Hoàng Văn Bình, Trưởng phòng Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn trao quà cho các lực lượng tại trạm quốc lộ 391 (liên tỉnh Hải Dương - Thành phố Hải Phòng)

- Hình 3. Công an quận Long Biên diễn tập tình huống trấn áp tội phạm

III. Lịch sử, truyền thống của Dân quân tự vệ

1. Hãy nêu sự phát triển của dân quân tự vệ qua các thời kì?

2. Hãy sưu tầm những hình ảnh về lịch sử, truyền thống của dân quân tự vệ?

Yêu cầu số 1: sự phát triển của dân quân tự vệ qua các thời kì

- Thời kì hình thành (1930 - 1945)

+ 28/3/1935 Đảng Cộng sản Đông Dương đã thông qua “Nghị quyết về Đội tự vệ”.

+ Ngày 28/3/1935 đã trở thành ngày truyền thống của lực lượng Dân quân tự vệ.

+ Lúc đầu lực lượng chỉ có các đội nhỏ, lẻ vừa chiến đấu vừa không ngừng trưởng thành. Đến tháng 8/1945 phát triển đến vài chục nghìn người, giành thắng lợi cuộc Tổng khởi nghĩa và giành chính quyền tháng 8/1945

- Trong kháng chiến chống thực dân Pháp (9/1945 - 1954): 19/12/1946, hưởng ứng Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lực lượng Dân quân tự vệ ngày càng phát triển, làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc, thực hiện chiến tranh du kích ở địa phương.

- Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975)

+ Dân quân tự vệ ở miền Bắc  tăng gia sản xuất chi viện cho miền Nam

+ Dân quân du kích ở miền Nam đánh địch bằng mọi vũ khí, vận dụng các hình thức chiến thuật phong phú, sáng tạo, lần lượt đánh bại các chiến lược của Mỹ.

- Từ năm 1975 đến nay: Dân quân tự vệ  phát triển cả về số lượng, chất lượng, biên chế trang bị hoạt động ngày càng gắn chặt với xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện, xây dựng khu vực phòng thủ, tăng cường quốc phòng, an ninh ở địa phương.

Yêu cầu số 2: Một số hình ảnh về lịch sử, truyền thống của dân quân tự vệ

- Hình 1. Tự vệ quân bắt phi công Mĩ

- Hình 2: Dân quân tự vệ xã Mường Phăng (Điện Biên Phủ) diễn tập chiến đấu

1. Hãy nêu nội dung cơ bản của truyền thống lực lượng dân quân tự vệ?

2. Hãy nêu cách đánh sở trường của lực lượng dân quân tự vệ trong chiến tranh giải phóng?

* Yêu cầu số 1: Truyền thống lực lượng dân quân tự vệ: hết lòng trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với sự nghiệp cách mạng của Đảng.

* Yêu cầu số 2: Cách đánh sở trường của lực lượng dân quân tự vệ trong chiến tranh giải phóng là: đánh du kích

Luyện tập 1 trang 10 GDQP 10: Nêu những nét cơ bản Nghệ thuật quân sự Việt Nam qua các giai đoạn.

- Những nét cơ bản Nghệ thuật quân sự Việt Nam:

+ Không khoan nhượng trước kẻ thù xâm lược

+ Linh hoạt “thế, lực, thời, mưu”

+ Tính nhân văn, dân tộc sâu sắc

Luyện tập 2 trang 10 GDQP 10: Hãy sưu tầm những câu chuyện, hình ảnh nói về lịch sử, truyền thống của quân đội nhân dân, công an nhân dân và dân quân tự vệ?

(*) Một số hình ảnh về lịch sử, truyền thống của quân đội nhân dân, công an nhân dân và dân quân tự vệ

- Hình 1. Xe tăng của quân giải phóng Việt Nam tiến vào Dinh Độc Lập

- Hình 2. Cảm tử quân Hà Nội ôm bom ba càng sẵn sàng diệt địch

- Hình 3. Các chiến sĩ công an trấn áp tội phạm

- Hình 4. Lực lượng dân quân tự vệ tham gia huấn luyện

Vận dụng trang 10 GDQP 10: Biết ơn các anh hùng liệt sĩ đã không tiếc máu xương vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Em hãy viết một đoạn văn khoảng 300 từ để nói lên tình cảm và lòng biết ơn của mình đối với các thế hệ cha anh đi trước

Có lẽ hiếm nơi nào trên thế giới mà di chứng chiến tranh để lại nhiều như ở Việt Nam. Dù bất cứ nơi đâu, từ phố phường chật hẹp đến làng quê “cò bay thẳng cánh” đều có những nghĩa trang liệt sỹ ken dày mộ chí. Phần lớn trong số những người ngã xuống mới mười tám đôi mươi, lứa tuổi đẹp nhất cuộc đời. Họ bước vào cuộc chiến với tâm thế của những anh hùng, họ biết đặt cái khát khao giành độc lập, tự do lên trên sinh mạng của chính mình. Nhờ thế, đất nước Việt Nam được định hình trên bản đồ thế giới cũng từ tinh thần hy sinh cao cả ấy.

Chiến tranh đã đi qua nhiều năm nhưng những hậu quả và dư âm của nó còn sót lại vẫn rất lớn lao và khốc liệt, ghi dấu mãi mãi trong tâm trí mỗi thế hệ người dân Việt Nam, ngày 27/7 lại đang đến gần, đó là ngày mà nhân dân cả nước đã giành riêng để tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống hy sinh vì đất nước, vì độc lập tự do. Các anh ra đi vì những mục tiêu cao đẹp và ngã xuống hào hùng, bàn tay của giặc đã tàn phá đất nước nhưng không bao giờm khuất phục được ý chí và khát vọng tự do của nhân dân Việt Nam.

Không ai chọn cho mình cách chết, cũng không ai muốn mình phải chết và không có cái chết nào có ý nghĩa bằng được sống. Nhưng khi Tổ quốc lâm nguy, giang sơn, sự nghiệp, mồ mả của tổ tiên ta bị uy hiếp, cha mẹ, anh em, vợ con, thân thích, họ hàng bị đe dọa, của cải, ruộng nương làng mạc bị xâm chiếm thì lựa chọn cái chết để đất nước được trường tồn là một lựa chọn vinh quang và cao cả. Mỗi một thân xác nằm xuống, mỗi một phần thi thể mất đi là một ánh hào quang soi sáng hơn con đường xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đó là những dòng chữ bằng vàng khắc sâu vào lịch sử 4 nghìn năm dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc.

Xin được gửi lời tri ân thành kính tới các thế hệ đã chiến đâu vì độc lập tự do, vì sự bình yên cho Tổ quốc hôm nay. Sống trong cảnh hòa bình, được cất tiếng hát ca sẽ không quên mảnh đất dưới chân mình đã thấm đượm mồ hôi, xương máu của cha anh đi trước, và xin nguyện sống xứng đáng với những kỳ vọng của các thế hệ đi trước.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Bài 2: Nội dung cơ bản một số luật về quốc phòng và an ninh Việt Nam

Bài 3: Ma túy, tác hại của ma túy

Bài 4: Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông

Bài 5: Bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội

Bài 6: Một số hiểu biết về an ninh mạng