Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cửa khẩu Nậm Lạnh là cửa khẩu tại vùng đất bản Cang Kéo, xã Nậm Lạnh, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La, Việt Nam. Cửa khẩu Nậm Lạnh cách thị trấn huyện lỵ Sốp Cộp khoảng 31 km hướng tây nam theo Đường tỉnh 105.
Cửa khẩu Nậm Lạnh thông thương với cửa khẩu Muang Peu (Mường Pợ) muang Xon, tỉnh Houaphan (Hủa Phăn), Lào.
Cửa khẩu Quốc tế Chiềng Khương là cửa khẩu quốc tế tại vùng đất bản Chiềng Khương, xã Chiềng Khương, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La, Việt Nam. Quốc lộ 4G nối từ thành phố Sơn La đến cửa khẩu Quốc tế Chiềng Khương và các xã ở thung lũng sông Mã trong vùng.
Cửa khẩu Quốc tế Chiềng Khương thông thương với cửa khẩu Ban Dan (Bản Đán) ở ban Dan, muang Et, tỉnh Houaphan (Hủa Phăn), Lào.
Cửa khẩu Quốc tế Lóng Sập hay cửa khẩu Pa Háng là cửa khẩu quốc tế tại vùng đất bản Pa Lá, xã Lóng Sập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, Việt Nam. Cửa khẩu Quốc tế Lóng Sập là điểm cuối của quốc lộ 43.
Cửa khẩu Quốc tế Lóng Sập thông thương với cửa khẩu Pahang ở huyện Samtay, tỉnh Houaphan (Hủa Phăn), Lào.
Tên ghi trên bảng hiệu là Trạm kiểm soát liên hợp cửa khẩu Lóng Sập. Một số văn liệu viết là “cửa khẩu Loóng Sập”.
Cửa khẩu Nà Cài là cửa khẩu tại vùng đất bản Nà Cài, xã Chiềng On, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La, Việt Nam. Cửa khẩu Nà Cài là điểm cuối của đường tỉnh 104.
Cửa khẩu Nà Cài thông thương với cửa khẩu Sop Dung (Sốp Đung) ở Ban Sop Dung, huyện Xiengkhor, tỉnh Houaphan (Hủa Phăn), Lào.
Ngày 5-6-1911, tại Sài Gòn, người thanh niên Nguyễn Tất Thành lấy tên là Văn Ba, xin làm phụ bếp trên con tàu Đô đốc La-tút-sơ Tơ-rê-vin của Pháp, bắt đầu hành trình tìm đường cứu nước. Người đã đến...
Giấy phép xuất bản số 110/GP - BTTTT cấp ngày 24.3.2020 © 2003-2024 Bản quyền thuộc về Báo Thanh Niên. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.