Trong bài viết này chúng tôi xin giới thiệu lại tổng quan về Công nghệ thông tin và truyền thông được giới thiệu bởi nhóm tác giả Kutub Thakur, Al-Sakib Khan Pathan, Sadia Ismat [1].
Trong bài viết này chúng tôi xin giới thiệu lại tổng quan về Công nghệ thông tin và truyền thông được giới thiệu bởi nhóm tác giả Kutub Thakur, Al-Sakib Khan Pathan, Sadia Ismat [1].
Sinh viên học ngành Công nghệ truyền thông được trang bị khối kiến thức chuyên môn về lĩnh vực truyền thông như quy trình sản xuất các thể loại sản phẩm truyền thông (phát thanh, truyền hình, điện ảnh, Multimedia…) và kỹ năng quản trị sản xuất. Người học được phát triển năng lực quản trị kinh doanh sản phẩm truyền thông bằng việc nghiên cứu thị hiếu khán thính giả, lập kế hoạch truyền thông, Marketing và triển khai hiệu quả kế hoạch kinh doanh sản phẩm truyền thông. Bên cạnh đó sinh viên còn được trang bị kỹ năng giao tiếp, trình bày đa phương tiện, tiếng Anh, quản lý dự án, kỹ năng lãnh đạo, quản trị các nguồn lực (con người, tài chính, thời gian,…), kỹ năng làm việc trong tổ chức,… Các môn học đầy hấp dẫn và bổ ích trong ngành Công nghệ truyền thông bao gồm: Truyền thông đa phương tiện, Quy trình sản xuất sản phẩm truyền thông nghe nhìn, Quản trị truyền thông Marketing tích hợp, Xây dựng chương trình Báo phát thanh, Sản xuất phim truyện, Thiết kế cho In ấn và Quảng cáo, Xuất bản Truyền thông, Xây dựng chương trình Truyền hình, Kỹ xảo Điện ảnh số - Digital FX,... Để đầu tư kiến thức một cách bài bản, các bạn có thể tìm hiểu những địa chỉ đào tạo uy tín ngành Công nghệ truyền thông như: Trường Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh (UEF), Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Thái Nguyên,... Chọn học ngành Công nghệ truyền thông tại Trường Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh (UEF), là một trong những trường đại học tiên phong đào tạo chương trình song ngữ, với các môn học bằng tiếng Anh chiếm 50% thời lượng học tập, bạn sẽ được đào tạo theo phương pháp hiện đại, học tập trong môi trường quốc tế, chú trọng tiếng Anh giao tiếp và chuyên môn, gắn liền thực tiễn được liên tục cập nhật từ các trường Đại học tiên tiến của Anh, Mỹ. Với những thông tin vừa cung cấp ở trên, chắc rằng các bạn đã có thể trả lời cho câu hỏi ngành Công nghệ truyền thông là gì? Học những gì? sẵn sàng và yên tâm cho những bước tìm hiểu tiếp theo như điều kiện tuyển sinh, tổ hợp môn xét tuyển, mức điểm trúng tuyển ngành này qua các năm,...
Ngày 3/8, Chi hội An toàn Thông tin phía Nam (VNISA phía Nam) phối hợp cùng Sở Thông tin và Truyền thông (TTTT) TPHCM tổ chức họp báo sự kiện “Hội thảo và Triển lãm An toàn thông tin khu vực phía Nam 2023”. Chủ trì họp báo có Phó Giám đốc Sở TTTT Võ Thị Trung Trinh; Phó Chủ tịch Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam, Chủ tịch VNISA phía Nam Ngô Vi Đồng; TS Võ Văn Khang, Phó Chủ tịch Chi hội VNISA phía Nam.
Thông tin tại họp báo, ông Ngô Vi Đồng, Chủ tịch VNISA phía Nam cho biết, Hội thảo và Triển lãm An toàn thông tin khu vực phía Nam là sự kiện quan trọng hàng năm thu hút sự quan tâm của giới khoa học công nghệ trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin (CNTT) và An toàn Thông tin (ATTT), lãnh đạo các cơ quan, doanh nghiệp đang triển khai các ứng dụng chuyển đổi số, các cơ quan quản lý Nhà nước ở Trung ương và trên địa bàn các tỉnh thành phía Nam.
Năm nay, với chủ đề “Công nghệ mới và An ninh mạng trong kỷ nguyên chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo" ("Emerging Technologies and Cybersecurity in the Era of Digi Transformation and Al”), sự kiện sẽ diễn ra vào thứ Sáu, ngày 25/8/2023 tại Trung tâm hội nghị GEM Center (số 8 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đa Kao, Quận 1). Sự kiện do Hiệp hội An toàn Thông tin Việt Nam – VNISA phía Nam phối hợp cùng Cục ATTT – Bộ TTTT và Sở TTTT TPHCM đồng tổ chức dưới sự bảo trợ của UBND TPHCM. Hội thảo cũng sẽ được tổ chức trực tuyến bằng hình thức livestream qua các kênh Facebook, Youtube.
Theo ông Ngô Vi Đồng, năm 2023 đánh dấu bằng sự tăng tốc của xu hướng chuyển đổi số (CĐS) - một xu hướng đã được kích hoạt từ một vài năm trước. Đến nay, CĐS được nhìn nhận là một quá trình để chuyển đổi mô hình kinh doanh hiệu quả trên không gian số. Hơn hết, quá trình CĐS còn dẫn đến những chiến lược mới, những công nghệ mới và cả những rủi ro mới.
Bên cạnh Trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy (Machine Learning) đã được nghiên cứu và ứng dụng từ những năm 50 của thế kỷ trước, trong lĩnh vực ATTT cũng đã có nhiều ứng dụng của AI/ML... nhưng chưa bao giờ xã hội chứng kiến một làn sóng ồ ạt hay trào lưu tương tự như ChatGPT vào tháng 11/2022. Ngay khi cộng đồng còn chưa kịp nắm bắt thông tin và có sự đề phòng thì tin tặc đã tận dụng công nghệ mới để lừa đảo trục lợi, trở thành một vấn đề nổi cộm đáng quan ngại.
Năm nay, bên cạnh những vấn đề truyền thống của ATTT như mã độc, kiến trúc Zero-Trust, điện toán đám mây, hệ thống giám sát phát hiện sự cố và ứng dụng xử lý tự động, huấn luyện đội ngũ kỹ sư ATTT, bảo vệ dữ liệu... hội thảo và triển lãm còn tập trung vào những vấn đề mới, cấp thiết như bảo vệ hệ thống công nghiệp và hạ tầng trọng yếu, ứng dụng AI/ML trong một số lĩnh vực như thị giác máy tính, phát hiện mã độc, lừa đảo công nghệ cao...
Tại hội thảo, Chi hội VNISA phía Nam sẽ chia sẻ một số nét chính về bức tranh toàn cảnh ATTT của khu vực phía Nam, tình hình ATTT chung của Việt Nam và thế giới. Đồng thời, cũng nêu lên những cảnh báo, phòng ngừa và các khuyến nghị thiết thực với các cơ quan, doanh nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra ngày một mạnh mẽ và sâu rộng trong xã hội.
Bên cạnh hoạt động chính của hội thảo còn diễn ra các chuỗi các hoạt động: tọa đàm lãnh đạo về ATTT; diễn tập thực chiến ATTT; vòng sơ khảo, chung khảo cuộc thi “Sinh viên với ATTT Asean 2023” tại TPHCM…
Phát biểu tại họp báo, Phó Giám đốc Sở TTTT Võ Thị Trung Trinh nhấn mạnh công tác đảm bảo an toàn thông tin phải được thực hiện bài bản và hiệu quả.
“Điều quan trọng nhất trong câu chuyện thách thức an toàn thông tin hiện nay đó là ứng dụng công nghệ mới như thế nào cho hiệu quả. Bởi vì bên cạnh những thành tựu công nghệ mới hiện nay như trí tuệ nhân tạo AI thì các mặt tiêu cực cũng ảnh hưởng đến các hoạt động liên quan đến công tác ứng dụng công nghệ thông tin cũng như các hoạt động đảm bảo an toàn thông tin. Với vai trò là cơ quan đảm bảo an toàn thông tin của TP, chúng tôi hoan nghênh sự phối hợp của VNISA, của TP trong việc tổ chức sự kiện này. Thông qua đó nâng cao nhận thức, để qua đó các doanh nghiệp, tổ chức có cơ hội trao đổi, hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, để công tác đảm bảo an toàn thông tin của đơn vị, tổ chức được hiệu quả hơn.” – bà Võ Thị Trung Trinh chia sẻ.
Liên quan đến việc mốt số nhà mạng đang “ăn chặn” tiền của người tiêu dùng thông qua việc tự động cài đặt, đăng ký và gia hạn dịch vụ giá trị gia tăng, Cục Quản lý cạnh tranh vừa đưa ra khuyến cáo chi tiết hướng dẫn người dùng cách đối phó.
Ma trận dịch vụ giá trị gia tăng bủa vây người dùng
Theo thông tin được Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương đưa ra ngày 28/9, trong thời gian gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng đã liên tiếp đưa tin liên quan đến việc một số nhà mạng đang “ăn chặn” tiền của người tiêu dùng thông qua việc tự động cài đặt, đăng ký và gia hạn dịch vụ giá trị gia tăng - VAS (dịch vụ GTGT) mà người tiêu dùng không biết hoặc khó có thể kiểm soát, gây ra nhiều lo ngại cho những người tiêu dùng đang sử dụng điện thoại di động.
Một trong những vấn đề người tiêu dùng thường xuyên gặp phải khi sử dụng dịch vụ viễn thông di động là việc các nhà mạng không cung cấp đầy đủ thông tin cho người tiêu dùng.
Khi mua SIM trả trước hay đăng ký trả sau tại các cửa hàng đại lý SIM trên toàn cũng không được cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến các dịch vụ giá trị gia tăng trên SIM.
Đó là các vấn đề như SIM đã được kích hoạt dịch vụ giá trị gia tăng chưa? Nếu có thì những dịch vụ nào? Đó là các dịch vụ được đăng ký để sử dụng “chính thức” hay là các dịch vụ được “dùng thử”? Hết hạn dùng thử có bị “tự động gia hạn” không? Cú pháp hủy dịch vụ là gì? Có mất phí không?...
Ngay cả khi người tiêu dùng đã thường xuyên kiểm tra và hủy các dịch vụ GTGT không sử dụng thì vẫn gặp nhiều nguy cơ khi các nhà mạng tự động gửi tin nhắn và tự động đăng ký, kích hoạt cho người tiêu dùng “dùng thử” các dịch vụ.
Trong trường hợp người tiêu dùng không muốn sử dụng cần huỷ ngay theo cú pháp (trong tin nhắn quảng cáo) vì trong trường hợp không huỷ mà hồn nhiên “dùng thử” thì một số dịch vụ sẽ được tự động gia hạn mà không cần sự cho phép của người tiêu dùng.
Ngoài ra, việc đăng ký sử dụng một dịch vụ GTGT nhất định thông thường sẽ kèm theo một số dịch vụ GTGT khác mà người tiêu dùng không biết.
Theo đại diện Cục Quản lý cạnh tranh, dấu hiệu quyền lợi người dùng bị xâm phạm đó là thường xuyên nhận được tin nhắn với nội dung tương tự từ một đầu số nhất định; tiền cước hàng tháng tăng bất thường (đối với di động trả trước) và tài khoản bị trừ một khoản tiền bất thường (thuê bao di động trả sau).
Hướng dẫn chi tiết 3 bước xử lý
Khi thấy những dấu hiệu bất thường và nghi ngờ việc điện thoại di động của mình đã và đang bị tự động kích hoạt dịch vụ giá trị gia tăng, người tiêu dùng nên tiến hành các bước như sau:
Bước 1: Liên hệ với tổng đài của các bên cung cấp dịch vụ để kiểm tra danh sách các ứng dụng dịch vụ GTGT được đăng ký trên số thuê bao của mình:
Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel: Số tổng đài miễn phí: 18008198 - Đây là số tổng đài trả lời tự động của Viettel; Số tổng đài tính phí: 19008198 hoặc 0989.198.198 (tính phí như cách tính cước phí thông thường) - Hỗ trợ trực tiếp từ các tổng đài viên.
Hoặc soạn tin nhắn với cú pháp TC gửi 1228 (để TRA CỨU các dịch vụ đang đăng ký sử dụng).
Công ty Thông tin di động MobiFone: Số tổng đài 9090 (200 đồng/phút nội mạng); số tổng đài 18001090 (miễn phí) đây là tổng đài trả lời tự động, bạn chỉ việc thao tác theo hướng dẫn của tổng đài.
Hoặc soạn tin nhắn với cú pháp là KT gửi 994.
Công ty Dịch vụ Viễn thông VinaPhone:
Số tổng đài 9191: Đây là đường dây hỗ trợ khách hàng trong nước phục vụ 24h/7 để tư vấn, hướng dẫn và giải đáp thắc mắc về sản phẩm, dịch vụ của mạng VinaPhone và hỗ trợ các trường hợp khẩn cấp (như báo mất máy, mất SIM). Mức cước gọi 9191 là 200 đồng/phút nội mạng (đã bao gồm VAT) theo phương thức tính cước 1+1 và áp dụng cho thuê bao trả trước từ ngày 1/12/2010. Thuê bao VinaPhone trả sau được miễn cước.
Soạn tin nhắn với cú pháp là TK gửi 123.
Ngoài ra, để tránh việc các nhà mạng tự động gửi tin nhắn quảng cáo dạng Flash, người tiêu dùng có thể trực tiếp vào Menu SIM trên điện thoại và tắt tất cả các ứng dụng nhận tin nhắn quảng cáo dạng Flash (V-Live, Liveinfo, Viettel Plus) nếu không có nhu cầu sử dụng.
Bước 2: Tiến hành soạn tin nhắn để từ chối các dịch vụ theo hướng dẫn của tổng đài viên.
Bước 3: Thường xuyên, liên tục kiểm tra để tự bảo vệ mình.
Trong trường hợp có khiếu nại hoặc có thắc mắc cần tư vấn hãy liên hệ Tổng đài tư vấn người tiêu dùng 1800 6838 (miễn phí) của Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương.
Trung tâm Báo chí Thành phố tổng hợp một số thông tin đáng chú ý liên quan đến TPHCM trên các báo ra ngày 25/5:
Trồng cây bàng vuông do cán bộ, chiến sĩ huyện đảo Trường Sa gửi tặng Thành phố
Theo VOH, vừa qua, Phó Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Hồ Hải chủ trì lễ trồng cây bàng vuông do cán bộ, chiến sĩ huyện đảo Trường Sa gửi tặng Đoàn đại biểu TPHCM khi Đoàn đi thăm cán bộ, chiến sĩ và nhân dân huyện đảo Trường Sa và Nhà Giàn DK1 từ ngày 11/5 đến ngày 19/5/2022.
Đây là quà tặng mà quân, dân huyện đảo Trường Sa trao tặng cho đoàn công tác của thành phố nhằm bày tỏ tình cảm cũng như gửi tới đoàn công tác thông điệp về ý chí, nghị lực và sự quyết tâm của quân và dân huyện đảo Trường Sa đối với chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.
Tại lễ trồng cây bàng vuông Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh TPHCM tại quận 4, Phó Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Hồ Hải chia sẻ: “Thay mặt đoàn tôi gửi gắm tình cảm của cán bộ, chiến sĩ gửi nơi biển đảo xa xôi đến TPHCM chúng ta. Đồng thời kính nhờ Bảo tàng chăm sóc và giới thiệu để các em, các cháu đến thăm bảo tàng hoặc khách du lịch hiểu được đây là món quà mang tính chất biểu trưng, thể hiện tấm lòng của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân của quần đảo Trường Sa thân thương của chúng ta”.
Lãnh đạo TPHCM thăm, tặng quà các chiến sĩ mới tại Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân
Báo SGGP đưa tin, chiều 24/5, đoàn công tác TPHCM do Thiếu tướng Lê Ngọc Hải, Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh TPHCM làm trưởng đoàn đã đến thăm, động viên chiến sĩ mới đang thực hiện nghĩa vụ quân sự và các đơn vị huấn luyện tại Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân.
Tại đây, đoàn đã thăm, động viên chiến sĩ tại tiểu đoàn huấn luyện, Lữ đoàn Hải quân 101 (có 100 chiến sĩ thuộc các quận Tân Phú, Bình Tân), thăm động viên chiến sĩ tại tiểu đoàn huấn luyện, Lữ đoàn Hải quân 957 (có 85 chiến sĩ thuộc quận Phú Nhuận và huyện Nhà Bè) và Trung tâm Huấn luyện, Vùng 4 Hải quân (có 100 chiến sĩ thuộc quận 12 và huyện Hóc Môn).
Thay mặt đoàn, Thiếu tướng Lê Ngọc Hải cảm ơn các đơn vị đã tạo điều kiện thuận lợi để chiến sĩ mới của TPHCM học tập, công tác; đồng thời biểu dương kết quả chiến sĩ mới đạt được, động viên các tân binh phát huy truyền thống quê hương, nỗ lực huấn luyện. Đoàn công tác cũng đã tặng quà cho đơn vị huấn luyện chiến sĩ mới và các tân binh.
Sẵn sàng nhiều chương trình, hoạt động trải nghiệm hè cho trẻ
Theo ghi nhận của báo Tuổi Trẻ, hầu hết các trung tâm kỹ năng sống, STEM, trung tâm Anh ngữ trên địa bàn TPHCM... đều đã chuẩn bị triển khai các hoạt động hè sau hai năm gần như "đóng băng" vì COVID-19. Các chương trình đa dạng về nội dung, hình thức sẽ chính thức đón học sinh từ đầu tháng 6 tới, kéo dài đến hết tháng 8.
Chẳng hạn, Trung tâm Anh văn Hội Việt Mỹ (VUS) mở các lớp tiếng Anh hè cho hai nhóm học sinh 6 - 10 tuổi và 11 - 15 tuổi. Trung tâm Anh ngữ ILA cũng đang đẩy mạnh chương trình hè cho các em từ 4 - 16 tuổi, học tiếng Anh qua các hoạt động như vẽ, làm bánh, chơi thể thao, tham quan nông trại,... Trung tâm Thanh thiếu niên miền Nam (trực thuộc Trung ương Đoàn) sẽ triển khai trở lại chương trình "Học kỳ quân đội" từ tháng 6/2022. Trong khi đó, Nhà Thiếu nhi TPHCM đã mở hàng loạt các lớp võ thuật, hội họa, âm nhạc, nhảy hiện đại, khéo tay, robot, thậm chí cả lớp học làm người mẫu nhí, MC nhí cho học sinh trên địa bàn.
Cơ quan Giáo dục New Zealand cũng lần đầu tiên tổ chức trại hè "Kỹ năng tương lai New Zealand 2022" miễn phí tại Việt Nam. Trong khuôn khổ chương trình, các chuyên gia CNTT sẽ hướng dẫn học sinh một số kiến thức cơ bản về lập trình bên cạnh tạo điều kiện cho các bạn giao tiếp bằng tiếng Anh.
Giảm tỷ lệ chọi tuyển sinh lớp 10 Trường Phổ thông Năng khiếu
Một thông tin khác trên báo SGGP, Trường Phổ thông Năng khiếu (Đại học Quốc gia TPHCM) vừa công bố số liệu thí sinh đăng ký dự thi lớp 10 chuyên năm học 2022-2023. Có tất cả 2.300 hồ sơ đăng ký dự thi, so với 595 chỉ tiêu tuyển sinh, tỷ lệ chọi trung bình các môn chuyên xấp xỉ 1/3,9. Mặc dù tỷ lệ chọi trung bình của năm nay giảm nhẹ (tỷ lệ chọi năm học trước là 1/5,8) nhưng 2 môn tiếng Anh và Toán vẫn duy trì mức độ cạnh tranh cao.
Năm học 2022-2023, Trường Phổ thông Năng khiếu tuyển sinh 9 lớp chuyên, gồm chuyên Toán (2 lớp), tiếng Anh (2 lớp), Tin học (1 lớp), Vật lý (1 lớp), Hóa học (1 lớp), Sinh học (1 lớp) và Ngữ văn (1 lớp).
Trường dừng tuyển sinh các lớp không chuyên, thay vào đó tuyển sinh thêm các lớp chuyên theo lĩnh vực. Học sinh tham gia tuyển sinh vào lớp 10 Trường Phổ thông Năng khiếu từ ngày 4 đến 6/6 với 4 bài thi bắt buộc gồm Toán, tiếng Anh, Ngữ văn và bài thi môn chuyên. Mỗi thí sinh được đăng ký dự thi tối đa 2 môn chuyên.
TPHCM sẽ xây dựng đô thị sân bay Tân Sơn Nhất
Báo Lao Động cho hay, Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi vừa giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc chủ trì, phối hợp quận Tân Bình nghiên cứu định hướng quy hoạch phát triển đô thị sân bay Tân Sơn Nhất trong quá trình tổ chức lập, thẩm định đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung TPHCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060.
Đồng thời, UBND quận Tân Bình, Gò Vấp và Tân Phú xem xét giải pháp phát triển đô thị xung quanh sân bay Tân Sơn Nhất để nghiên cứu trong quá trình lập điều chỉnh tổng thể các đồ án quy hoạch phân khu trên địa bàn quận.
Các quận này cũng được yêu cầu nghiên cứu, đề xuất mô hình phát triển thương mại dịch vụ phù hợp với thực trạng phát triển kinh tế trên địa bàn.
Công an TPHCM phát cảnh báo về chiêu lừa tiền mới thông qua việc tuyển dụng
Cũng trên báo Lao Động, Công an TPHCM đã phát thông báo cảnh báo người dân về chiêu lừa đảo chiếm đoạt tài sản mới xuất hiện, cảnh giác người dân cẩn thận khi nhận được thông tin tuyển dụng, cộng tác viên online các sàn thương mại điện tử.
Theo đó, các đối tượng đăng tin trên nền tảng mạng xã hội với nội dung tuyển dụng cộng tác viên, nhân viên làm việc trực tuyến - "Việc nhẹ lương cao" cho các sàn thương mại điện tử. Bị hại mà kẻ gian nhắm đến là những những người có nhu cầu tìm kiếm việc làm online, việc làm tại nhà hoặc những người nhẹ dạ cả tin, mong muốn công việc dễ dàng nhưng có thu nhập cao.
Cũng theo Công an TPHCM, thời gian qua, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) nhận được nhiều email cảnh báo và cuộc gọi phản ánh về việc các đối tượng lừa đảo sử dụng mạng xã hội (ví dụ: Zalo, Facebook, Telegram,…) để tuyển cộng tác viên xử lý đơn hàng cho các sàn thương mại điện tử nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản…
Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia, Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân cảnh giác với những lời mời chào tuyển làm cộng tác viên bán hàng online. Đồng thời, thường xuyên chia sẻ, cảnh báo với người thân, bạn bè và mọi người xung quanh về những phương thức, thủ đoạn của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng dưới hình thức tuyển cộng tác viên online.
Ngoài ra, Công an TPHCM khuyến cáo người dân cần cảnh giác, không nên cung cấp các thông tin liên quan giấy tờ tuỳ thân dưới dạng ảnh, file pdf trên không gian mạng vì các thông tin này có thể bị đối tượng lợi dụng để chiếm đoạt các tài khoản điện tử.
79 ổ dịch sốt xuất huyết mới phát sinh
Zing News đưa tin, theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP, trong tuần qua, TPHCM có 943 ca bệnh sốt xuất huyết (gồm 596 ca nội trú và 347 ca ngoại trú), tăng 19,7% so với trung bình 4 tuần trước. Như vậy, trung bình mỗi ngày, thành phố lại có thêm 134-135 người mắc bệnh.
Tổng số ca mắc bệnh từ đầu năm đến nay là 8.481 ca, tăng 28% với cùng kỳ năm 2021 (6.639). Đáng chú ý, số ca sốt xuất huyết nặng là 175, tăng 5,5 lần so với cùng kỳ năm 2021 (26 ca). Số tử vong tích lũy đến tuần 20 là 7 ca, tăng 5 ca so với cùng kỳ năm 2021.
Những phường xã có số ca bệnh tăng cao so với trung bình 4 tuần trước là phường Tân Thới Hiệp, Thạnh Xuân (quận 12); phường Phú Thạnh, Sơn Kỳ (Tân Phú); xã Xuân Thới Thượng (Hóc Môn).
Trong tuần qua, toàn thành phố ghi nhận 79 ổ dịch sốt xuất huyết mới phát sinh ở 51 phường, xã thuộc 17/22 quận huyện, TP Thủ Đức. Số ổ dịch tích luỹ đến tuần 20 là 446.
Chương trình thạc sĩ Công nghệ thông tin và Truyền thông (ICT) của USTH được xây dựng dựa trên chương trình đào tạo của các trường đại học Pháp nhằm cung cấp cho người học kiến thức rộng về lĩnh vực Công nghệ Thông tin nói chung, và chuyên sâu một số lĩnh vực hẹp.