Chính Sách Tạo Động Lực Làm Việc

Chính Sách Tạo Động Lực Làm Việc

Nhà nước thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi để hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm và các nguồn tín dụng khác.

Nhà nước thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi để hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm và các nguồn tín dụng khác.

Chính sách hỗ trợ chuyển dịch việc làm đối với người lao động ở khu vực nông thôn

* Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động ở khu vực nông thôn

Việc hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động ở khu vực nông thôn được căn cứ chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Nhà nước hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động ở khu vực nông thôn.

Khi đó, người lao động ở khu vực nông thôn tham gia chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm được hưởng các chế độ sau đây:

- Tư vấn miễn phí về chính sách, pháp luật về lao động, việc làm, học nghề;

- Giới thiệu việc làm miễn phí;

Vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm theo quy định tại các điều 11, 12 và 13 của Luật này.

* Hỗ trợ học nghề cho người lao động ở khu vực nông thôn

Đối với người lao động ở khu vực nông thôn học nghề dưới 03 tháng hoặc học nghề trình độ sơ cấp ở cơ sở đào tạo nghề được hỗ trợ chi phí học nghề theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

* Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh tạo việc làm cho người lao động ở khu vực nông thôn

Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh được Nhà nước hỗ trợ để phát triển sản xuất, kinh doanh, mở rộng việc làm tại chỗ cho người lao động ở khu vực nông thôn thông qua các hoạt động sau đây:

- Vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm theo quy định tại các điều 11, 12 và 13 Luật Việc làm 2013;

- Hỗ trợ cung cấp thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm;

- Miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật về thuế.

* Đối tượng tham gia chính sách làm việc công

(1) Người lao động được tham gia chính sách việc làm công khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Cư trú hợp pháp tại địa phương nơi thực hiện dự án, hoạt động;

- Tự nguyện tham gia chính sách việc làm công.

(2) Đối với người lao động quy định là người dân tộc thiểu số; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp; người chưa có việc làm hoặc thiếu việc làm được ưu tiên tham gia chính sách việc làm công.

Ngoài ra, Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân sử dụng người lao động quy định tại mục (1) khi thực hiện dự án, hoạt động không thuộc quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Việc làm 2013.

* Nội dung chính sách làm việc công

Chính sách việc làm công được thực hiện thông qua các dự án hoặc hoạt động sử dụng vốn nhà nước gắn với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn cấp xã, bao gồm:

- Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp;

- Xây dựng cơ sở hạ tầng công cộng;

- Ứng phó với biến đổi khí hậu;

- Các dự án, hoạt động khác phục vụ cộng đồng tại địa phương.

Các dự án, hoạt động quy định trên khi thực hiện lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu, trong hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu phải quy định nhà thầu tham dự thầu đề xuất phương án sử dụng lao động thuộc đối tượng quy định tại mục (1).

Các chính sách hỗ trợ khác

* Hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho người lao động có nhu cầu và khả năng đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Cụ thể tại khoản 2 Điều 20 Luật Việc làm 2013, người lao động là người dân tộc thiểu số; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp; thân nhân của người có công với cách mạng có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được Nhà nước hỗ trợ:

- Học nghề, ngoại ngữ; hiểu biết phong tục tập quán, pháp luật của Việt Nam và nước tiếp nhận lao động;

- Đào tạo, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để đáp ứng yêu cầu của nước tiếp nhận lao động;

* Hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên

Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân giải quyết việc làm cho thanh niên; tạo điều kiện cho thanh niên phát huy tính chủ động, sáng tạo trong tạo việc làm.

Theo đó, Nhà nước hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên thông qua các hoạt động được quy định tại khoản 2 Điều 21 Luật Việc làm 2013, cụ thể như sau:

- Tư vấn, định hướng nghề nghiệp và giới thiệu việc làm miễn phí cho thanh niên;

- Đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội;

- Hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, khởi sự doanh nghiệp.

* Hỗ trợ phát triển thị trường lao động

Cụ thể tại Điều 22 Luật Việc làm 2013, Nhà nước hỗ trợ phát triển thị trường lao động thông qua các hoạt động sau đây:

- Thu thập, cung cấp thông tin thị trường lao động, phân tích, dự báo thị trường lao động, kết nối cung cầu lao động;

- Hiện đại hóa hoạt động dịch vụ việc làm và hệ thống thông tin thị trường lao động;

- Đầu tư nâng cao năng lực trung tâm dịch vụ việc làm;

- Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia phát triển thị trường lao động.

-----------------------------------

Cùng với việc triển khai các chương trình tín dụng phát triển kinh tế xã hội, thời gian qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh luôn quan tâm triển khai có hiệu quả chính sách tín dụng hỗ trợ tạo việc làm, bước đầu tạo sinh kế cho lao động tại chỗ.

Gia đình anh Phong có 4 lao động chính, thu nhập chủ yếu phụ thuộc vào canh tác 2ha cây ăn quả và cây cà phê. Do thiếu vốn sản xuất nên việc cải tạo vườn cây ăn quả gặp nhiều khó khăn. May mắn được tiếp cận nguồn vốn vay hỗ trợ giải quyết việc làm của NHCSXH từ 5 năm trước với số vốn 100 triệu đồng, gia đình anh đã tập trung cải tạo và phát triển giống quýt bản địa, thâm canh vườn mận, vườn cà phê. Đến nay, kinh tế gia đình có phần khấm khá hơn, 4 thành viên trong gia đình có việc làm thường xuyên. Thu nhập ổn định, không những trả nợ cho ngân hàng, gia đình anh Phong còn tích lũy được một khoản tiếp tục đầu tư cho vụ tới.

Anh QUÀNG VĂN PHONG – Bản Muông, xã Chiềng Cọ, TP Sơn La: Nếu không có nguồn vốn của NHCSXH này thì gia đình tôi cũng không cải tạo được vườn cây ăn quả, cũng may có sự hỗ trợ của NHCSXH giúp chúng tôi tăng cường chăm bón cây, kinh tế cũng ổn định hơn.

Còn với anh Dũng, sau khi trải qua nhiều nghề để kiếm sống, anh vẫn ước mong về 1 công việc ổn định để trang trải cuộc sống hàng ngày. Được tiếp cận nguồn vốn vay 100 triệu đồng, anh quyết định đầu tư mở cửa hàng tạp hóa và gia dụng trên nền tảng mặt bằng có sẵn của gia đình.

Anh PHẠM NGỌC DŨNG – Tổ 3, phường Quyết Tâm, TP Sơn La: Vốn vay về để mở cửa hàng tạp hóa, cái mặt bằng mình có sẵn từ trước rồi giờ đang để không nên mình cũng vay vốn về để mở cửa hàng tạp hóa cho ổn định hơn, gọi là có 1 công việc ổn định hơn, chứ mình đi làm thuê như trước kia thì lúc có lúc không, nó không ổn định.

Anh Phong và anh Dũng chỉ là 2 trong số gân 16.000 hộ được vay vốn hỗ trợ giải quyết việc làm của Ngân hàng CSXH tỉnh theo Nghị định số 61/2015 của Chính phủ. Chỉ tính riêng từ đầu năm 2024 đến nay, đã có trên 2.900 lượt lao động được vay vốn tạo việc làm với doanh số cho vay gần 190 tỷ đồng, bình quân dư nợ 59 triệu đồng/hộ..

Anh LÒ VĂN THƯƠNG – Bản Lọng Khoang, xã Hát Lót, Mai Sơn, Sơn La: Tôi đã tiếp cận nguồn vốn này năm nay là năm thứ 2 rồi, vay từ năm ngoái, tôi vay về sử dụng mục đích là tạo nguồn thu cho gia đình hiệu quả hơn. Tôi vay vốn về để trồng rau màu và nuôi lợn bản.

Từ chương trình cho vay hỗ trợ giải quyết việc làm của Ngân hàng CSXH, bước đầu đã tạo sinh kế cho những người chưa có việc làm ổn định; tạo động lực giúp người dân thay đổi tập quán canh tác; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm mới cho lao động tại chỗ. Cũng từ chương trình này đã giúp cho hàng chục nghìn hộ dân trong tỉnh được tiếp cận và sử dụng đồng vốn chính sách, góp phần đẩy lùi tín dụng đen ở các địa phương.

Ông TẠ VĂN TOÀN – PGĐ Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh Sơn La: Phối hợp chặt chẽ với Sở LĐTB&XH tỉnh để tuyên truyền, triển khai đến các huyện, TP. Ngoài nguồn vốn ngân sách TW giao thì có nguồn vốn ủy thác tại địa phương, song trùng 2 nguồn đấy thì NHCSXH tích cực tham mưu để kịp thời chuyển tải nguồn vốn đến các huyện, TP, từ đó phân giao đến các xã, thị trấn để phối hợp với 4 tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác để triển khai tới các hộ có nhu cầu và đủ điều kiện.

Đến thời điểm này, toàn tỉnh có 15.980 hộ được vay vốn hỗ trợ giải quyết việc làm với tổng dư nợ trên 937,4 tỷ đồng. Tuy nhiên nhu cầu vay vốn cho các đối tượng chưa có việc làm trong toàn tỉnh vẫn còn rất lớn, trong khi nguồn vốn cho vay hỗ trợ việc làm lại hạn chế. Ngân hàng CSXH tỉnh tiếp tục đồng hành với các đơn vị nhận ủy thác vốn vay tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng đồng vốn hiệu quả, đúng mục đích, từ đó phát huy hiệu quả chính sách tín dụng, không để ai bị bỏ lại phía sau../.